Bài 14 : Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

H24
Xem chi tiết
MN
31 tháng 3 2021 lúc 20:42

Diễn biến

- Từ năm 1885 - 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.

- Từ năm 1888 - 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt.

+ Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.

+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính Ngàn Trươi.

+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

+ Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (28-12-1895), cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

* Kết quả

- Cuộc khởi nghĩa thất bại

- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa lớn nhất và tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

- Cuộc khởi nghĩa đã nêu cao truyền thống đấu tranh, kiên cường, bất khuất của dân tộc.

- Nghĩa quân đã dành nhiều chiến công và gây cho Pháp những tổn thất lớn, làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp.

Bình luận (0)
MN
31 tháng 3 2021 lúc 20:42

Diễn biễn cuộc khởi nghĩa được chia làm 2 giai đoạn:

- Từ năm 1885 - 1888: giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.

- Từ năm 1888 - 1896: giai đoạn chiến đấu quyết liệt.

+ Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.

+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào căn cứ chính Ngàn Trươi.

+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

+ Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (28-12-1895), cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

ý nghĩa :

thể hiện sức hút của phong trào

thể hiện khí phách của nhân dân ta

làm chậm quá trình xâm lược nước ta của pháp

 

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
LQ
10 tháng 1 2021 lúc 21:57

Câu 1: 

+Nguyên nhân: 

– Thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.

– Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh nhưng thực dân Anh ngăn cản, kìm hãm sự phát triển ở thuộc địa dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt => chiến tranh bùng nổ

+ Diễn biến: 

- Tháng 10-1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh.

- Đầu tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a .

- Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.

- Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.

- Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập "Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.

- Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.

- Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.

- Ngày 17-10-1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

- Năm 1781, Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc.

- Năm 1783, Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

+  Kết quả:

– Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra đời.

– Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thổng.

+ Ý nghĩa:

– Cuộc chiến tranh thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển.

– Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì.

Bình luận (0)
LQ
10 tháng 1 2021 lúc 21:58

Câu 2: 

- Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.

- Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.

- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Bình luận (0)
LQ
10 tháng 1 2021 lúc 21:59

Câu 3:

 

* Ý nghĩa lịch sử:

- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

* Bài học: 

- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;

- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

 

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
PV
5 tháng 1 2021 lúc 17:24

- Cuộc cách mạng tháng Hai: đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền song song tồn tại ở nước Nga:

+ Một là chính quyền Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính.

+ Hai là chính phủ lâm thời tư sản của giai cấp tư sản và đại địa chủ tư sản hóa.

=> Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng là phải tiếp tục lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay giai cấp vô sản.

- Cuộc cách mạng lần thứ hai bùng nổ vào tháng Mười năm 1917 (Cách mạng tháng Mười) và giành thắng lợi. Đây là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

 

Bình luận (0)
TN
22 tháng 10 2021 lúc 8:21

vì họ thích oánh nhau

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
H24

# Ý nghĩa lịch sử:

- Đối với nước Nga: Cách mạng Tháng 10 đã mở ra một kỷ nguyên mới; vận mệnh nước Nga thay đổi hoàn toàn; xóa bỏ ách thống trị của phong kiến và tư sản Nga, thàn lập chính quyền Xô Viết; nhân dân lao động được lên làm chủ đất nước và xây dựng chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa trên một đất nước rộng lớn

 - Đối với thế giới: Cách mạng Tháng 10 Nga có ý nghĩa sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới:

 + Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, tạo ra một chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa; làm cho bản đồ thế giới có "sự thay đổi".

+ Cách mạng Tháng 10 Nga cổ vũ mạnh mẽ và thúc đẩy phong trào Cách mạng trên toàn thế giới.

+ Cách mạng Tháng 10 đã mở ra con đường giải phóng cho giai cấp công nhân và các dân tộc thuộc địa.

+ Cách mạng Tháng 10 đã làm cho phong trào Cách mạng ở các nước phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông (đặc biệt là Việt Nam) có mối quan hệ mật thiết với nhau vì cùng chống lại một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

# Tính chất cuộc Cách mạng:

- Về đối tượng và mục đích của cuộc cách mạng: cách mạng Tháng 10 đã lật đổ ách thống trị của phong kiến và tư sản Nga, giải phóng nhân dân và các dân tộc bị đế quốc Nga áp bức để xây dựng một nhà nước mới tốt đẹp hơn – Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.

- Về giai cấp lãnh đạo: giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng Tháng 10 Nga là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng cộng sản Nga.

- Về lực lượng tham gia: tham gia cuộc cách mạng có giai cấp công nhân, nông dân, trí thức tiểu tư sản và nhân dân các nước thuộc địa bị đế quốc Nga áp bức.

- Về phương hướng phát triển của cách mạng: cuộc cách mạng đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn 1 đánh đổ phong kiến Nga hoàng (cách mạng Tháng Hai) và giai đoạn 2 đánh đổ giai cấp tư sản trong chính phủ lâm thời ( cách mạng Xã hội chủ nghĩa) sau đó đưa nước Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi cách mạng thành công, chính quyền cách mạng đã tuyên bố về quyền bình đẳng của các dân tộc, tuyên bố giải phóng cho tất cả các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị, trên cơ sở đó đưa đến sự ra đời Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết.

=> Căn cứ vào những đặc điểm trên ta thấy, cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng còn thực hiện cuộc giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị nên nó còn mang tính chất của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Như vậy cách mạng tháng Mười Nga vừa mang tính chất cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc.

P/S: nó khá là dài đó, phần Ý nghĩa mình đã in đậm những phần mấu chốt, còn phần Tính chất thì mình chưa lượt bớt, nếu cần lượt bớt thì nhắn tin cho mình nhé.

Bình luận (0)
BT
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PD
22 tháng 12 2020 lúc 19:28

- Nguyên nhân:

Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống người lao động, nên bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế thừa.

- Biểu hiện:

Tháng 10/1929, bùng nổ cuộc khủng hoàng kinh tế thừa, bắt đầu từ Mĩ sau nhanh chóng lan toàn thế giới tư bản, trầm trọng 1932, kết thúc năm 1933:

+ Hàng hóa ế thừa nhưng nhân dân không có tiền mua.

+ 50 triệu công nhân thất nghiệp, hang ngàn nông dân mất ruộng đất.

+ Phong trào biểu tình, tuần hành, diễn ra khắp các nước.

Hậu quả:

+ Để lại hậu quả trầm trọng về: kinh tế, chính trị, xã hội ở ác nước tư bản và thuộc địa.

+ Đe dọa ngiêm trọng sự tốn tại của CNTB.

+ Chủ nghĩa phát xít ra đời ở: Đức, Italia, Nhật Bản đối lập với khối Mĩ, Anh, Pháp đã ráo riết chạy đua vũ trang. Nguy cơ bùng nổ Thế chiến mới.

Bình luận (0)
HT
21 tháng 1 2022 lúc 22:26

-Đứng trước khủng hoảng, các quốc gia giải quyết khủng hoảng theo những cách khác nhau.

-Một số nước tư bản như Mĩ, Anh, Pháp,… tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế – xã hội. Nguyên nhân là do có nhiều thuộc địa, thị trường và truyền thống dân chủ tư sản. Tiêu biểu nhất là “Chính sách mới” của Mĩ.

-Trong khi đó, các nước Đức, Italia và Nhật Bản tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Nguyên nhân là do các nước này không có hoặc có ít thuộc địa; thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, đây là những quốc gia có truyền thống quân phiệt hiếu chiến. 

-Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng mạnh mẽ, giai cấp tư sản thống trị quyết định đưa Hít-le – Thủ lĩnh của Đảng Đức Quốc xã Đức lên nắm chính quyền. Đảng Công sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến Đức thành một lò lửa chiến tranh.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
PD
22 tháng 12 2020 lúc 18:10

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga.

a) Đối với nước Nga

- Lật đổ được phong kiến, tư sản.

- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

- Chính quyền: không còn người bóc lột người.

- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

b) Đối với thế giới

- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

cách mạng tháng Mười Nga vừa mang tính chất cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc.

Bình luận (0)