Vào chùa gặp lại

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ:
+ Chiến tranh cướp đi bao con người và của cải, cướp đi quyền được sống bình yên và để lại nỗi đau thương vô cùng tận.
+ Chiến tranh kéo dài và khốc liệt, bắt buộc già, trẻ, gái, trai đều phải đứng lên chiến đấu và bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
+ Những di chứng của cuộc chiến vẫn còn đó, người hi sinh mãi nằm lại, người sống tổn hại nặng nề về thể chất và tinh thần.
- Tác giả Minh Chuyên:
+ Tên khai sinh là Nguyễn Minh Chuyên, sinh năm 1948, quê ở Thái Bình.
+ Ông là người chứng kiến và trải qua những giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh, vì vậy, cả cuộc đời văn ông chỉ biết về đề tài hậu chiến.
+  Tác phẩm chính: Di họa chiến tranh (tập bút ký, 1998); Nỗi kinh hoàng (tập ký, 2004); Hậu chiến Việt Nam (tập ký, 2004, 2005), Cha con người lính (tập kịch bản, 2006);...

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Thông tin cụ thể về người thật, việc thật: chùa Đông Am, xã Quảng Bình, huyện Kiều Xương. Ngôi chùa có sư Đàm Thân.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Sư Đàm Thân kể lại chuyện về "một thời đã qua" ở chiến trường Quảng Trị:
- Từ binh trạm 31 của đoàn 559, Thân chuyển về trung đoàn 8 sau đó được cử ra miền Bắc học tập nhưng Thân đã tình nguyện ở lại hết chiến dịch mới ra.
- Nhận được một tin dữ về người yêu đã mất, cô bàng hoàng vì với cô anh là sự sống, niềm tin cho cô cố gắng từng ngày. Cô tiếp tục theo chiến dịch, gặp nguy hiểm suýt đã hi sinh vì đoàn xe bị trúng bom.
- Được hai chiến sĩ tình nguyện hiến máu cho nên cô mới có thể sống nhưng sau đó hai chiến sĩ đó cũng đã mất do trúng bom.
- Thân được ở trong một gia đình theo Phật giáo từ đó được cảm hóa. Sau khi trở về cô đã bước chân vào đi tu.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Điều đặc biệt của câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân: Sau những biến cố đau thương của cuộc chiến, nữ quân y ấy đã quyết không lập gia đình và đi tu, giúp đã mọi người.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Lời nhân vật: Đàm Thân bảo: đó chỉ là ảo vọng và cho rằng ở chốn linh thiêng con người tu luyện không chỉ bằng tâm thể mà còn bằng hành thể ...
=> Có lời dẫn tên nhân vật trước câu nói.
- Còn các câu không có trích dẫn tên nhân vật là lời của người kể chuyện.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân:
+ Không ngại việc gì, giúp mọi người tu sửa cải tạo, mở mang ngôi chùa.
+ Không để các tạp giáo len lỏi vào chùa.
+ Không sử dụng danh tính cửa Phật mà làm những việc mê tín dị đoan, lừa người.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tình huống bất ngờ: Anh Quân - người Thân yêu nhất và tưởng anh đã hi sinh xuất hiện.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Câu chuyện của nhân vật Quân: Đơn vị anh bị tập kích, Quân bất tỉnh và được cứu sống. Anh nhận tin và cũng tưởng Thân đã mất. Vì vậy, anh không trở về ngày vì dưỡng thương và nghĩ về cũng chẳng còn lại gì. Khi nghe được chuyện của Thân từ mẹ Thân, anh biết cô còn sống và tìm đến chùa nơi cô đang ở.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tình cảm và thái độ của nhân vật Thân sau khi nghe Quân kể: vừa mừng, vừa thương. Thân nghẹn ngào mừng khi biết anh còn sống trở về, thương xót cho cảnh ngộ ngày gặp lại, cô không thể trở về và hạnh phúc bên anh được nữa.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân vì sau chiến tranh, Thân bị di chứng nặng nề bởi chất độc màu da cam và vết thương cột sống, vì vậy phần nửa người phía dưới thường xuyên tê dại. Thân không thể cùng Quân xây dựng cuộc sống gia đình đủ đầy, hạnh phúc. Chỉ có nơi cửa Phật mới khiến lòng Thân bớt sầu đau.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng