Vào chùa gặp lại

H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hành động bất ngờ của Quân: Quân cũng quyết định đi tu vì bản thân Quân cũng chịu di chứng của chiến tranh và không muốn làm khổ vợ con nếu lập gia đình.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Sư thầy Đàm Thân qua lời kể của tác giả: - Dáng đi hơi lệch, tập tễnh trong bộ quần áo nâu sẫm, tay cầm quyển kinh Pháp hoa, thư thả bước lên chùa. - Nhìn sư thầy ta, thấy hoa của lòng người. => Hình ảnh sư thầy với vẻ bề ngoài không lành lặn, uyển chuyển nhưng là minh chứng cho sự hi sinh vì đất nước và chính là đóa hoa đẹp nhất.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nhân vật trong văn bản: “tôi”, sư Đàm Thân, Quân, Vũ Thị Bích.
- Nhân vật chính: sư Đàm Thân.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống: sau hơn 20 năm, gặp gỡ bất ngờ ở chùa Đông Am.
- Ý nghĩa: thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Hình tượng nhân vật Đàm Thân:
+ Người y sĩ - chiến sĩ dũng cảm, không tiếc mình hi sinh cho đất nước.
+ Cô gái yêu hết mình và thủy chung với người yêu.
+ Vượt qua nỗi đau để sống vì đời, giúp đời.
- Thái độ của tác giả với nhân vật: trân trọng, yêu mến, cảm phục.
- Câu văn thể hiện cảm xúc đó:
+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.
+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại:
- Hư cấu: Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng.
- Phi hư cấu:
+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.
+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.
* Tác dụng của sự kết hợp đó đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản: nhấn mạnh việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Qua những chi tiết đó, người đọc thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của lũ kẻ thù gây ra chiến tranh.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những suy nghĩ về hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc: chiến tranh tàn khốc đem lại những mất mát, nỗi đau to lớn cho con người. Thế hệ cha anh chúng ta đã chiến đấu, hi sinh để giữ lấy nền độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nhưng có những hành hạ về thể xác và tinh thần hậu chiến đã vĩnh viễn để nỗi đau, ám ảnh khôn nguôi. Nhưng bất luận trong hoàn cảnh nào, tinh thần yêu nước và đoàn kết đã tạo thành sức mạnh, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
H24
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh về lòng yêu nước, sự biết ơn về con người trong thời chiến - những anh hùng xả thân vì Tổ quốc, quê hương. Văn bản nói về sự hy sinh cao cả của những nữ quân nhân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Họ đã chiến đấu dũng cảm, góp sức mình cùng đất nước đứng lên giành lấy nền độc lập. Nhưng câu chuyện hậu chiến vẫn tiếp tục kéo dài nỗi đau và sự hi sinh thầm lặng cao cả đó. Truyện vừa ca ngợi những tấm gương sáng chói đó, vừa muốn phê phán, tố cáo hành động dã man và những hậu quả khủng khiếp mà chiến tranh để lại. Điều đó vẫn còn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống hôm nay và là động lực để mỗi chúng ta sống có ý nghĩa hơn.

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng