Thực hành tiếng Việt

ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

Từ địa phương

Vùng miền

Tía

Nam Bộ

Nam Bộ

 

Giùm

Nam Bộ

bả

Nam Bộ

 -Tác dụng:

+ Làm rõ hoàn cảnh, không gian diễn ra sự việc.

+ Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội cũng như tính cách nhân vật.

Trả lời bởi Thanh An
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) nớ: kia

b) ni: này

c) dớ dận: vớ vẩn => Chúng được sử dụng ở miền Trung (Nghệ An)

Tác dụng: tạo sự gần gũi cho lời văn, mang đậm phong vị địa phương và qua đó thể hiện sự đa dạng của tiếng Việt.

Trả lời bởi Midoriya Izuku
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v: 

- l, ví dụ: long lanh, lạc luộc, lào xào, lanh lợi,...

- n, ví dụ: nôn nao, nâng niu, nền nã,....

- v, ví dụ: vương vấn, vui vẻ, vội vã,...

b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t: 

- n, ví dụ: cần mẫn, ngăn chặn, hân hoan, ân cần,...

- t, ví dụ: bắt nạt, bắt mắt, ngặt nghèo,..

c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã: 

- Thanh hỏi, ví dụ: chỉn chu, thảnh thơi, sở dĩ,...

- Thanh ngã, ví dụ: dũng sĩ, mãi mãi, nỗ lực,...

Trả lời bởi Midoriya Izuku
ND
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.

Trả lời bởi Midoriya Izuku