1. Định hướng
a. Khái niệm: Sự việc có thật là sự việc đã xảy ra trong đời thực, không hư cấu, tưởng tượng; được nhiều người biết hoặc chứng kiến, có sử sách ghi lại…
b. Yêu cầu:
- Nội dung: Nhân vật hoặc sự kiện không chỉ có trong lịch sử đấu tranh giữ nước mà còn là những con người hoặc sự kiện trong các lĩnh vực lao động, văn hóa, khoa học như: các nhà bác học, các nhà phát minh sáng chế; những nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ; các vận động viên nổi tiếng;…
- Các câu chuyện liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử thường được kể lại bởi những người chứng kiến hoặc được sưu tầm, nghiên cứu và thể hiện lại qua sách, báo, phim ảnh,…
c. Gợi ý: Có thể sưu tầm một số câu chuyện lịch sử về:
- Những anh hùng dân tộc từ xưa đến nay.
- Những tấm gương về lòng yêu nước, lòng dũng cảm trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng và sinh hoạt đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chiến sĩ cách mạng hoặc các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.
- Những hoạt động khhoa học, sáng tạo trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.
@1988066@
d. Bài viết tham khảo
Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác Tiến quân ca
- Sự việc được kể: Sự ra đời của bài hát Tiến quân ca.
- Người kể chuyện: người kể chuyện dấu mình.
- Sự kiện ấy liên quan đến sự kiện lịch sử:
- Ngày 17/8/1945, cuộc mít tinh của công chức Hà Nội diễn ra.
- Cuộc mít tinh ngày 19/8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát Tiến quân ca.
- Có sử dụng yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả:
- “… Nước mắt tôi trào ra. Xung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn xôi nổi. ở cánh tay áo mọi người, những bang cờ đỏ sao vằng đã thay bang vàng của chính phủ Trần Trọng Kim….”
- “… Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng căm thù…”
KẾT LUẬN: Khi viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử cần lưu ý:
- Xác định sự việc được kể.
- Xác định ngôi kể, nhân vật…
- Tìm ý và lập dàn ý.
- Sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm khi kể.
@1988140@
2. Thực hành
@1988003@
Đề 1: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.
Đề 2: Dựa vào văn bản ở mục “Định hướng”, em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “Tiến quân ca”.
a. Chuẩn bị (đề 1)
- Xem lại cách viết bài văn kể chuyện; chú ý các yếu tố thời gian, địa điểm, nhân vật, sự việc, tình tiết, cốt truyện và ngôi kể,…
- Xác định sự việc được kể: Kể về anh Kim Đồng.
- Xác định ngôi kể, trình tự kể; ghi chép lại các chi tiết, sự việc, lời nói của các nhân vật …
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý: (Đặt và trả lời các câu hỏi)
- Ai là người kể chuyện?
- Người kể chuyện dấu mình, kể bằng ngôi thứ ba.
- Câu chuyện diễn ra khi nào, ở đâu?
- Câu chuyện diễn ra ở quê hương anh Kim Đồng.
- Trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Nhân vật chính: anh Kim Đồng.
- Những sự kiện nào liên quan?
- Ngày 15/5/1941, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập.
- Kim Đồng làm nhiệm vụ.
- Người kể chuyện có những suy nghĩ gì về sự kiện?
- Đau xót trước sự hi sinh của anh.
- Yêu mến, trân trọng, tự hào.
- Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu về nhân vật muốn kể.
- Ví dụ: Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy.
- Thân bài: Kể lại những sự kiện.
- Ví dụ:
- Kim Đồng là một người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu.
- Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc.
- Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ.
- Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi.
- Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.
- Kết bài: Suy nghĩ của người kể chuyện.
- Ví dụ: Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ.
c. Viết bài
- Bám sát dàn ý để viết bài văn hoàn chỉnh.
- Chú ý sử dụng lời kể phù hợp với ngôi kể.
- Vận dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể chuyện
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Kiểm tra lại các ý của bài viết.
- Phát hiện các lỗi: thiếu ý, chưa logic, lạc ý…; sai chính tả, ngữ pháp…