Tìm ví dụ minh hoạ cho các loại virus theo nội dung bảng sau:
Tìm ví dụ minh hoạ cho các loại virus theo nội dung bảng sau:
Hãy kể tên một số virus gây bệnh ở người và chỉ ra các thụ thể trên tế bào vật chủ của các virus này.
Virus | Thụ thể |
Virus | Thụ thể |
Virus Ebola | DC-SIGN |
Virus HIV | CD4 |
Virus SAR-CoV-2 | ACE2 |
Virus viêm gan B (HBV) | NTCP |
Virus dại | Acetylcholine |
Virus sởi | CD150 |
Hãy trình bày các biện pháp phòng chống lây truyền virus qua đường hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc và từ mẹ sang con.
Tiêm vắc xin phòng Cúm chủ động trước lúc giao mùa đông-xuân khoảng 3 tháng (tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết chống lại vi rút gây bệnh và cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm.
Tiêm vắc xin COVID-19 các mũi tăng cường (mũi 3, mũi 4) đúng lịch cho các nhóm đối tượng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Hiện nay trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 hai mũi cơ bản đạt thấp, không có khả năng bảo vệ cho trẻ. Đề nghị các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.
Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Không khạc nhổ bừa bãi.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tạo không gian thoáng mát, lưu thông không khí, tránh ở những nơi có độ ẩm cao, vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển. Lau chùi các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Tránh tập trung nơi đông người, đặc biệt tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.
Đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh như sốt, ho, nhức đầu, đau họng,… Không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị mà cần phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
Trả lời bởi HT.Phong (9A5)Hãy kể tên các loại vaccine virus được sản xuất nhờ công nghệ tái tổ hợp.
(1) Vắc-xin AstraZeneca
(2) Vắc xin Gam-COVID-Vac
(3) Vắc xin Vero Cel
(4) Vắc xin Comirnaty
(5) Vắc xin Spikevax
(6) Vắc xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV
(7) Vắc-xin vaccine Hayat - Vax
(8) Vắc-xin Abdala
Trả lời bởi HT.Phong (9A5)Báo điện tử Nhân Dân, ngày 9/11/2006 đã đưa tin: "Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu và bệnh vàng lùn (VL) và lùn xoắn lá (LXL) đang tăng rất nhanh. Đầu vụ hè thu mới có 456 ha nhiễm bệnh, đến cuối vụ đã tăng 78 lần, đến ngày 3/10/2006 tăng lên 60 nghìn ha (131 lần). Và 72 nghìn ha là số thống kê để báo cáo cho đợt họp giao ban chống rầy ngày 18/10/2006 của ngành nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. (https://nhandan.com.vn/khoa-hoc/giai-phap-phong-tru-ray-nau-sinh-benh-vang-lun-va-lun-xoan-la-588344)
a. Theo em giữa rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có liên quan gì với nhau không?
b. Em hãy đánh giá về tốc độ lây nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong trường hợp trên.
c. Hãy đề xuất biện pháp phòng chống bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở lúa.
a: Rầy nâu là trung gian truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa.
b: Tốc độ lây nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn trong trường hợp được nêu rất nhanh, trong khoảng 3 tháng, tốc độ đã tăng lên hơn 50 lần so với cuối vụ hè.
c: Biện pháp phòng chống bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở lúa:
- Cần cày bừa, làm đất kỹ, vùi lấp tàn dư và nguồn bệnh.
- Sử dụng các giống lúa kháng rầy nâu.
- Dùng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ sinh học để diệt bớt rầy nâu hoặc các động vật có khả năng tiêu diệt bớt rầy nâu như vịt, cá rô phi,.. và các loài thiên địch như bọ rùa, bọ xít mù xanh,....
- Tiêu hủy ruộng lúa bị bệnh để tránh lây lan đến các ruộng khác, bón phân và chăm sóc hợp lý để bù đắp lại năng suất.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le