Liệt kê các đơn vị kiến thức tiếng Việt được học trong học kì 1 và cho ví dụ để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Liệt kê các đơn vị kiến thức tiếng Việt được học trong học kì 1 và cho ví dụ để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Xác định (các) điển tích, điển cố trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của việc sử dụng (các) điển tích, điển cố này:
Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rấy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc My Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, la chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
- Các điển tích, điển cố: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ
- Tác dụng của các điển tích trên: Ca ngợi tấm lòng chung thủy, son sắt của Vũ Nương. Sống thì nuôi con chờ chồng, chết vẫn giữ lòng trong sáng, thủy chung, trước sau như một.
Trả lời bởi datcoderXác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:
a. Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Hồng quân với khách hồng quần,
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
a.
- Chơi chữ: tài – tai
- Tác dụng: nhằm đưa ra một triết lí, một quy luật của cuộc sống: người tài hoa thường bạc mệnh, thuyết tài mệnh tương đố.
b.
- Chơi chữ: quân – quần.
- Tác dụng: diễn tả số phận cay chua, cực nhục của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trả lời bởi datcoder
Bài
Kiến thức tiếng Việt trong học kì 1
Ví dụ
1
- Biện pháp chơi chữ: biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản.
- Điệp thanh: là biện pháp tu từ lặp lại thanh điệu(thường là thanh bằng hay thanh trắc) nhằm mục đích tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho văn bản.
- Điệp vần: là biện pháp tu từ lặp lại những âm tiết có vần giống nhau nhằm mục đích làm tắng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản.
- Ruồi đậu mâm xôi đậu.
- Khí trời quanh tôi làm bằng lơ
Khí trời quanh tôi làm bằng thơ.
(Xuân Diệu, Nhị hồ)
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)
2
Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn
Phần trích dẫn có thể bao gồm các nội dung sau: ý trích dẫn (lời nói, ý tưởng, quan điểm,...), tác giả, tên tác phẩm/ công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.
Đặng Thùy Trâm từng viết: “Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
3
Phương tiện phi ngôn ngữ
Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu, bản đồ,...) để trình bày thông tin một cách trực quan và làm nổi bật những thông tin quan trọng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, phương tiện phi ngôn ngữ có thể cung cấp thêm thông tin về đối tượng chưa được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ.
Ví dụ, sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa trong hình sau đã cung cấp thông tin chi tiết về kiến trúc của thành Cổ Loa một cách trực quan, ngắn gọn; làm nổi bật thông tin quan trọng “thành Cổ Loa là một phòng tuyến bảo vệ kiên cố, không thể đánh từ ngoài vào”; cung cấp thêm thông tin chưa được trình bày bằng phương tiện ngôn ngữ (vị trí của những đình, chùa, đền, xóm làng và cầu trong thành Cổ Loa).
4
* Lời đối thoại và độc thoại
- Lời đối thoại trong văn bản truyện là lời thoại giữa các nhân vật, thể hiện nội dung giao tiếp của họ trong sự luân phiên (người nói và người nghe) đổi vai cho nhau.
- Lời độc thoại trong văn bản truyện là lời nhân vật tự nói với mình, thường dưới dạng lời nói thầm trong đầu (độc thoại nội tâm).
* Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu
Trong giao tiếp, tuỳ vào tình huống cụ thể, ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người nào đó theo cách dẫn trực tiếp hoặc dẫn gián tiếp.
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật. Phần dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Ví dụ đối thoại:
Mẹ tôi nói:
– Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi cùng mẹ con mình lên đường.
– Vâng.
- Ví dụ độc thoại:
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà nắng gớm, về nào….
(Làng – Kim Lân)
- Ví dụ độc thoại nội tâm:
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
(Làng – Kim Lân)
- Ví dụ về lời dẫn trực tiếp:
Người nói: “Tôi rất thích phim mới của đạo diễn nổi tiếng này, nó thật tuyệt vời và đầy cảm xúc.”
Lời dẫn gián tiếp: Người nói cho biết rằng ông ta rất thích phim mới của đạo diễn nổi tiếng và cho rằng nó đầy cảm xúc.
5
Điển tích, điển cố được hiểu là sự việc, câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm văn học.
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
“Bể dâu” là biến thể của điển cố nguyên gốc “thương hải tang điền”, chỉ sự thay đổi của cuộc đời.