Hướng dẫn soạn bài Vợ nhặt

SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Bố cục văn bản:

– Phần 1 (từ đầu đến tự đắc với mình) : Tràng đưa người vợ nhặt về nhà.

– Phần 2 (tiếp đến đẩy xe bò về): Diễn biến sự việc hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng.

– Phần 3 (tiếp theo đến nước mắt chảy ròng ròng): Tình thương cao quý và thiêng liêng của người mẹ nghèo khó dành cho con.

– Phần 4: Phần còn lại: Niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Câu truyện đã được dẫn dắt rất hấp dẫn. Tác giả đã đảo lộn sự việc Tràng đưa vợ về nhà rồi sau đó mới kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ của hai người. Việc này càng nhấn mạnh hơn việc Tràng có vợ vào đúng những ngày nạn đói khủng khiếp xảy ra. Cách làm này đã tạo sự hứng thú và tò mò cho người đọc.

Trả lời bởi Bình Trần Thị
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)
Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một người đàn bà lạ về nhà vì:

Tràng là một người nông dân nghèo xấu xí, đến người yêu chẳng có huống chi đùng một cái lấy vợ.

Vợ của Tràng là một người từ xứ khác đến

Giữa lúc nạn đói hoành hành khủng khiếp, không ai nghĩ đến việc lấy vợ lấy chồng.

Sự ngạc nhiên của bà cụ Tú, của dân làng, của chính Tràng cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huoongw truyện rất độc đáo. Ông kể về lúc Tràng đưa vợ về rồi mới kể đến quá trình hai người gặp gỡ quen nhau như thế nào. Tình huống truyện rất hấp dẫn, tạo sự bất ngờ và lôi cuốn người đọc. Cách xây dựng tình huống truyện như trên càng làm cho ý nghĩa truyện thêm sâu sắc, càng nhấn mạnh thêm vào cuộc “nhặt vợ” đầy hóm hỉnh mà cũng đầy éo le của Tràng. Qua đó thể hiện một cách chân thực về thảm hại của nạn đói. Trả lời bởi Bình Trần Thị
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Qua nội dung truyện, ta càng thấu hiểu hơn về nhan đề “vợ nhặt”. Thông thường, lấy vợ là chuyện của cả một đời người, là việc rất quan trọng và ý nghĩa, đánh dấu một bước ngoặt lớn. Lấy vợ phải được tổ chức long trọng, đầy đủ họ hàng nội ngoại hai bên cùng bà con hàng xóm láng giềng đến chúc mừng. Nhưng ở đây, chỉ qua một vài câu bông đùa, Tràng đã có được vợ. Trong cuộc hôn nhân này, hoàn toàn không có:

Ăn hỏi Sính lễ Sự chủ động của hai người cô dâu và chú rể Cỗ cưới Của hồi môn Sự chúc mừng của gia đình hai họ và hàng xóm láng giềng

Tất cả diễn ra rất ngẫu nhiên, thậm chí là là rất tình cờ và bất ngờ, đến nỗi ngay cả Tràng là người trong cuộc còn thấy ngỡ ngàng, không tin đây là sự thật.

Lấy vợ là niềm hạnh phúc, niềm vui sướng của hai vợ chồng. Nhưng trong cái đói cái khổ, niềm hạnh phúc thật quá nhỏ nhoi so với sự lo lắng về cái ăn, cái mặc trong những ngày đói kém cùng cực. Trong hoàn cảnh ấy, thân phận của người nông dân bị đẩy xuống tận cùng, họ không còn có khả năng được mưu cầu hạnh phúc nữa. Số phận của họ thật thê thảm.

Trả lời bởi Bình Trần Thị
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)
Lúc Tràng quyết định lấy vợ:

+ Thực ra vợ là vợ “nhặt” chứ không phải lấy. Tràng chỉ bông đùa một vài câu nói cho đỡ mệt mỏi uể oải. Nhưng không ngờ thị lại đi theo Tràng thật. Điều này khiến cho chính Tràng cảm thấy bất ngờ.

+ Tràng ngẫm nghĩ nhưng rồi “chậc kệ”. Chi tiết này càng cho thấy sự ngẫu nhiên trong cuộc “nhặt” vợ của Tràng.

Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư:

+ Tâm trạng Tràng phớn phở khác thường.

+ Cả làng ai cũng thấy lạ khi Tràng dẫn theo một người đàn bà nữa

+ Quang cảnh hai người dẫn nhau về rất ảm đạm, thê lương: hai bên dãy phố, úp sụp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.

+ Khung cảnh ảm đạm khiến người đọc càng xót xa hơn về niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của đôi vợ chồng mới “nhặt” được nhau. Đặc biệt hình ảnh bà mẹ Tràng với cái nhìn xa xăm như nói trước viễn cảnh khổ cực sẽ diễn ra ngay trước mắt. Trong khi đó, số phận của những con người nhỏ bé này không thể nào chống cự lại được.

Trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ

+ Đây là đoạn văn mang hình ảnh và giọng điệu tươi sáng nhất, vui nhất cả câu truyện: Tràng cảm nhận được ánh nắng bình minh sáng lóa. Hắn nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới lạ.

+ Bà cụ Tứ lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở, vợ hắn quét lại cái sân. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.

Mỗi người một công việc, không ai bảo ai, hẳn là trong lòng mọi người đang rất phấn chấn.

Những chi tiết này khiến người đọc nhớ đến nhân vật Chí Phèo của Nam Cao. Hắn cũng như đi từ cõi chết sống lại sau cơn say rượu, sau bát cháo hành tình nghĩa của thị Nở, hắn cảm nhận được những điều giản dị nhất, những điều vẫn xảy ra hàng ngày nhưng giờ hắn mới thấy. Bỗng dưng hắn cũng thấy cuộc sống này vui đến lạ. Cũng giống như anh cu Tràng này, anh ta cũng cảm nhận được cuộc sống mới sau bao ngày đen tối lầm lũi trong cái đói.

Sự tinh tế, nhạy bén trong cách miêu tả, kể chuyện của Kim Lân thật đặc sắc, tài tình.

Trả lời bởi Bình Trần Thị
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Phân tích tâm rạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ.

Việc Tràng lấy vợ mang lại nhiều cảm xúc cho bà cụ Tứ. Bà vừa mừng vừa lo, lại vừa tủi. Vì người ta lấy vợ lúc trong nhà ăn nên làm ra, còn đằng này thì… chỉ có nồi cháo cám đắng xít. Bà tủi thân. Tuy nhiên, bà vẫn vui vì một người vừa xấu xí vừa nghèo như Tràng lại lấy được vợ. Niềm vui chẳng được bao lâu thì nỗi buồn cũng ập đến. Bà nghĩ về những ngày cơ cực phía trước. Cái đói, cái khổ, cái rét sẽ bao vây con mình. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? …

Và rồi, từ trong khóe mắt của người mẹ già nua rỉ xuống hai dòng nước mắt. Dòng nước mắt tủi hờn và xót ca cho thân phận mình, và cả đứa con của mình.

Qua những tình tiết trên, tác giả đã xây dựng rất thành công hình ảnh một người mẹ thương con hết lòng, cam chịu và hi sinh.

Trả lời bởi Bình Trần Thị
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân rất hấp dẫn và cuốn hút, được thể hiện qua:

Các kể chuyện tài tình, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc. Cụ thể khi dựng lên tình huống “nhặt” vợ của nhân vật anh cu Tràng, tác giả đã kể bằng ngôn từ vừa hài hước, vừa chân thực, vừa gây cười lại vừa khiến lòng người xúc động.

Kim Lân cũng không quên nhấn mạnh cái nghèo thê lương của xóm làng bằng những chi tiết, những hình ảnh đắt giá: bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Tiếng quạ khiến ta liên tưởng đến những cái xác chết vất vưởng không người chôn cất. Tất cả những tình tiết ấy đã vẽ lên một bức tranh chân thực về xóm nghèo, nghèo một cách thảm hại.

Kim Lân đã dựng lên những tình huống, những cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế và sử dụng ngôn ngữ nông thôn rất nhuần nhị, tự nhiên.

Trả lời bởi Bình Trần Thị
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Đọc truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân chi tiết khiến em ấn tượng nhất đó chính là là chi tiết nồi cháo cám của bà cụ Tứ. Nồi cháo cám giữa ngày đói là phương tiện cứu đói bà dành và để đón con dâu. Vừa múc cháo bà vừa khen chè khoán đấy ngon đáo để cơ. Qua chi tiết nồi cháo cám ta cảm nhận rõ bà cụ Tứ - người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực ( mặc dù đã già nhưng bà vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được bữa tiệc cưới giản dị cho con trai của mình) . Không chỉ cảm nhận được bà cụ Tứ mà chúng ta còn cảm nhận được Tràng, “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng ; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình.Vợ Tràng cũng vậy, qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng, hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách đỏng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới. Như vậy, nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người , niềm tin và hy vọng điều này là một điểm sáng của tác phẩm chỉ qua chi tiết nhỏ mà thể hiện được tính cách của các nhân vật.

Trả lời bởi ✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Đoạn kết là diễn biến tất yếu của mâu thuẫn nội tại của câu chuyện: người dân đang bị lâm vào cảnh chết đói còn nghe tiếng thống thúc thu thuế của chính quyền. Vì vậy, nhân vật như Tràng đã nghĩ đến lá cờ Việt Minh.

- Đoạn kết còn thể hiện tư tưởng nhân đạo mới - nhân đạo cộng sản chủ nghĩa. Tư tưởng này không chỉ có thương xót, cảm thông với nạn nhân của chế độ xã hội, mà còn hướng tới việc để cho nạn nhân đấu tranh tự giải phóng mình. Đó cũng là quan điểm của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa (truyện được hoàn thành từ năm 1955, phân biệt với các tác phẩm hiện thực phê phán), theo đó các nhân vật, tính cách, hoàn cảnh... đều trong xu thế vận động đi lên, một sự vận động hướng tới tương lai tươi sáng hơn.

Trả lời bởi Bình Trần Thị