Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam.
Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam.
Tìm đọc, ghi lại một vài ý kiến phân tích, đánh giá về chất thơ trong truyện ngắn này của nhà văn Thạch Lam.
THAM KHẢO:
- Nhân vật tâm trạng và mang đậm màu sắc trữ tình
Chất thơ trong truyện ngắ được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn.
- Chất thơ được cất lên từ vẻ đẹp tâm hồn
Thạch Lam đã hết sức tin tưởng ở khả nãng kì diệu của văn chương. Đó chính là khả năng cảm hóa được con người, hướng con người tự vươn đến tầm cao cuộc sống. Đối với con người, văn chương nghệ thuật mãi mãi vẫn là một người bạn vô cùng thân thiết. Sự tồn tại vĩnh cửu của văn chương chân chính đã nói lên được tất cả những giá trị tự thân của nó.
- Truyện ngắn không có cốt truyện
Đặc trưng lớn nhất của truyện ngắn là cốt truyện, song Thạch Lam đã không ngần ngại loại bỏ cốt truyện trong các tác phẩm của mình, điều này khiến truyện ngắn của ông mềm mại đi rất nhiều. Không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo mạch của những tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật. Để làm được điều này, nhà văn đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật. Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời sống được tái hiện với sự đan xen, song hành và xâm nhập của cảm giác thực tại và hồi ức quá khứ mà dường như, cái nổi trội lên, chi phối sự vận động của mạch truyện lại là hành trình của những kí ức.
Trả lời bởi HaNaĐã có lần nào em cho hoặc tặng bạn một món quà mà chưa xin phép bố mẹ? Câu chuyện sau đó như thế nào? Hãy nhớ lại và chuẩn bị để chia sẻ trước lớp (nếu có).
Tham khảo!
Em đã tặng cho người bạn cùng lớp của em một chiếc bút rất đẹp bởi vì bạn em không có đủ tiền mua một chiếc bút mới, chiếc bút đó là món quà mà bố tặng em nhân dịp sinh nhật. Khi bố em phát hiện ra, ông đã rất buồn và hỏi em lí do. Em thành thật kể lại câu chuyện với bố và bố em đã rất vui vì em biết sẻ chia với những người xung quanh
Trả lời bởi Thanh AnNhững chi tiết nào cho thấy trời rất lạnh?
Tham khảo!
Những chỉ tiết trong bài cho thấy trời rất rét:Trời rét thêm, Mặt đất cứng lại, Cây cối rũ lá úa vàng, Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh,Những ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh.
Trả lời bởi Thanh AnTại sao lũ trẻ thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ vập?
Tham khảo!
Lũ trẻ nhìn thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ dập vì: hai chị em cũng cùng trang lứa với lũ trẻ nơi đây, chúng tỏ ra vui mừng vì có bạn chơi cùng, có thể quây quần đùa nghịch với nhau. Nhưng hiện thực thì không cho phép chúng làm điều ấy bởi chúng là những đứa trẻ nghèo khổ, vì biết thân phận của mình, tầng lớp cách xa so với hai chị em Sơn. Chúng là những đứa trẻ hiểu chuyện.
Trả lời bởi Thanh AnCác câu đối thoại ở đây cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?
Tham khảo!
Các câu đối thoại cho thấy sự hiếu kỳ của lũ trẻ về bộ quần áo của Sơn, bởi với chúng những bộ quần áo thế này rất đắt tiền và chỉ có thể mua ở Hà Nội.
Trả lời bởi Thanh AnChú ý hoàn cảnh của Hiên.
Hoàn cảnh của Hiên: nhà nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc, không có tiền mà sắm áo, Hiên chỉ có một chiếc áo rách mặc trong thời tiết giá rét.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTại sao Sơn thấy “ấm áp vui vui”?
Vì việc tốt mình đã làm, cậu có thể giúp đỡ cho cái Hiên có áo ấm để mặc trong tiết trời giá rét.
Trả lời bởi Thanh AnTâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết nào?
Tham khảo!
Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết:
+ Dù sắp ăn nhưng Sơn bỏ đúa đúng dậy.
+ Sơn vội vàng ra đi tìm cái Hiên.
+ Hai chị em tìm khắp cánh đồng những không gặp Hiên.
Trả lời bởi Thanh AnVì sao chị em Sơn cho cái áo ấy lại có thể bị mẹ mắng?
Tham khảo!
Chị em Sơn cho cái áo ấy lại có thể bị mẹ mắng vì hai người chưa có được sự cho phép của mẹ đã quyết định đem áo đi cho. Chiếc áo đấy lại là của bé Duyên, là kỉ vật đầy thiêng liêng của đứa em đã mất mà khi nhắc đến mẹ luôn cảm thấy đau lòng và xúc động nên chiếc áo đó không thể cho đi.
Trả lời bởi Thanh An
- Thạch Lam (1910 – 1942) sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương. Là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế
- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.
- Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1942), “Ngày mới” (1939), “Theo dòng” (1941), “Hà Nội ba sáu phố phường” (1943), ...
Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh