Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Đọc: Một số câu tục ngữ Việt Nam

TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào hai chủ đề:

* Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Ví dụ:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

   Ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

- Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa.

* Tục ngữ về con người và xã hội

Ví dụ:

- Người sống hơn đống vàng

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Muốn hành nghề chớ nề học hỏi

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa trực tiếp:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

- Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa.

* Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa ẩn dụ:

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Các câu tục ngữ trên thường có 6,7 hoặc 8 tiếng.

→ Các câu tục ngữ ngắn gọn, xúc tích.

Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Các câu tục ngữ trên đều tuân thủ cấu trúc cân đối của ngôn ngữ, các vế trong một câu tục ngữ đều phối hợp với nhau để làm rõ và bổ sung cho một nội dung. Các câu đều cân xứng với nhau trên ba mặt diện: ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Ví dụ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” có cấu trúc đối xứng, số lượng âm tiết 3/3, hài hòa về từ ngữ.

-> Tác dụng của vận dụng cấu trúc cân đối: Làm cho các câu tục ngữ hàm súc, chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.

Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trong 15 câu tục ngữ trên, những câu gieo vần là:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

 

- Kiến cánh vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới

- Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

- Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa.

- Người sống hơn đống vàng

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Muốn làm nghề, chớ nề học hỏi

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

→ Tác dụng của việc gieo vần khiến cho câu tục ngữ trở nên sinh động, dễ đọc dễ nhớ, dễ truyền đạt, đúc kết tri thức, kinh nghiệm ssống thực tiễn của nhân dân.

Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Đều có sự xuất hiện của những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống hàng ngày, nhờ đó mà tục ngữ dễ đi vào kí ức của người đọc, người nghe.

Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Người ta thường sử dụng tục ngữ để thể hiện kinh nghiệm về một vấn đề nào đó của đời số`ng đã được đúc kết, mang tính chính xác.

- Tục ngữ ngắn gọn, có kết cấu ổn định, dễ thuộc, dễ nhớ.

   Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Khi trò chuyện với người khác, đã có lúc em dùng tục ngữ. Trong lúc đi chơi với bố mẹ em cảm thấy rất thích thú và học được nhiều điều. Em đã nói với bố mẹ rằng đúng là con được “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ:

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất

- Tục ngữ về con người, xã hội.

Trả lời bởi Thanh An
TP
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Câu tục ngữ có hình thức giống thể thơ lục bát:

“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

-        Bầu ơi thương lấy bí cùng

       Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

-        Lời nói chẳng mất tiền mua,

     Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Trả lời bởi Thanh An