Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCác vấn đề trong đời sống luôn đa dạng, phức tạp và thường được đánh giá khác nhau, tùy cách nhìn nhận của mỗi người. Sự trung thực của con người thể hiện ở thái độ biết tán thành những ý kiến đúng, phản đối những ý kiến sai trái. Phần Viết của bài học này yêu cầu em bàn luận về một vấn đề trong đời sống, theo hướng trình bày ý kiến tán thành. Sự tán thành dĩ nhiên phải được đặt trên cơ sở những nguyên tắc ứng xử và nền tảng đạo lí thích hợp, cũng như sức thuyết phục của ý kiến tùy thuộc vào những lí lẽ và bằng chứng được sử dụng.
TRƯỜNG HỌC ĐẦU TIÊN
(SGK - trang 16, 17, 18)
1. TRƯỚC KHI VIẾT
a. Lựa chọn đề tài
Em có thể tham khảo các vấn đề sau và hình dung từ các vấn đề đó những ý kiến đúng đắn, cần thể hiện sự tán thành:
- Sự hỗ trợ của người khác và nỗ lực của bản thân, yếu tố nào quan trọng hơn đối với sự thành công của mỗi người?
- "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy chẳng tày học bạn", câu nào là chân lí?
- Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên?
- Đồ dùng bằng nhựa - tiện tích và tác hại.
Ngoài ra em có thể tìm để tài từ sách báo, in-tơ-nét hoặc các phương tiện truyền thông khác. Chọn được để tài em thực sự am hiểu và có hứng thú thì việc viết bài mới thuận lơi.
b. Tìm ý
Sau khi xác định được vấn đề, cần tiến hành tìm ý bằng cách tự trả lời mọt số câu hỏi:
- Vấn đề gì được nêu ra để bàn luận?
- Vấn đề gợi ra những cách hiểu nào?
- Ý kiến nào đáng quan tâm nhất?
- Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?
- Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?
c. Lập dàn ý
Dàn ý là kết quả của việc sắp xếp hợp lí các ý đã tìm được ở trên, phân bố chúng vào từng phần khi viết bài.
DÀN Ý
- Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.
- Thân bài:
+ Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.
+ Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:
- Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
- Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
- Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
- ...
- Kết bài: Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.
2. VIẾT BÀI
Việc thực hiện bài viết đòi hỏi triển khai đầy đủ các ý đã có trong dàn ý. Muốn vậy, cần nắm vững cách viết từng phần của bài.
a. Mở bài
Có thể nêu vấn đề cần bàn theo cách trực tiếp hay kể một câu chuyện để dẫn đến vấn đề, giới thiệu ý kiến về vấn đề đó. Mở bài cần ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
b. Thân bài
- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề.
- Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến.
- Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành ý kiến có sức thuyết phục. Mỗi ý cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa cách đoạn có sự liên kết chặt chẽ.
c. Kết bài
Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đó đối với cuộc sống. Phần Kết bài nên viết trọn vẹn trong một đoạn văn
3. CHỈNH SỬA BÀI VIẾT
Đọc và rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành). Cụ thể:
Nội dung rà soát | Hướng dẫn chỉnh sửa |
Đã nêu rõ ý kiến cần được tán thành chưa? | Nêu ý kiến chưa nêu rõ trong phần Mở bài thì phải bổ sung. |
Đã trình bày tường minh sự tán thành đối với ý kiến được nêu lên để bàn luận chưa? | Nếu việc tán thành ý kiến chưa được thể hiện rõ thì phải bổ sung ý hoặc tìm phương án diễn đạt phù hợp hơn. |
Việc tán thành ý kiến đã có sức thuyết phục chưa? Lí lẽ và bằng chứng được nêu lên làm cơ sở cho sự tán thành đã thực sự thuyết phục chưa? | Bổ sung, thay đổi nếu thấy lí lẽ và bằng chứng chưa làm cho sự tán thành đủ sức thuyết phục. |
Đã nói rõ được ý nghĩa của việc tán thành ý kiến chưa? | Bổ sung nêu thấy ý nghĩa của việc tán thành ý kiến còn được thể hiện mờ nhạt. |
Việc dùng từ ngữ, đặt câu, duy trì mạch lạc và liên kết trong bài viết đã đạt yêu cầu chưa? | Chỉnh sửa những lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, bổ sung từ ngữ liên kết nếu thấy giữa các câu, các đoạn còn rời rạc. |