Chú ý sắc thái biểu cảm của từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16).
Chú ý sắc thái biểu cảm của từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16).
Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?
Đọc trước bài thơ mẹ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Đỗ Trung Lai.
Tham khảo!
* Tác giả Đỗ Trung Lai:
- Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây
- Con đường sự nghiệp:
+ Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo.
+ Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)
+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)
+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)
+ Thơ và tranh (1998)
+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
Trả lời bởi Thanh AnCác từ ngữ nói về “mẹ” và “cau" ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?
Tham khảo!
Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ đối lập với nhau về nghĩa.
- lưng mẹ “còng” >< cau “thẳng”
- cau “ngọn xanh rờn” >< mẹ “đầu bạc trắng”
- cau “ngày càng cao” >< mẹ “ngày một thấp”
- cau “gần giời” >< mẹ “gần đất”
Trả lời bởi Thanh AnMỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn.
Tham khảo!
Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc biết ơn và tự hào. Mẹ dõi theo từng bữa ăn, giấc ngủ, mọi cung bậc cảm xúc vui buồn em đều có thể sẻ chia với mẹ. Mẹ hi sinh cho em nhiều mà chưa bao giờ mẹ đòi hỏi trả công. Với em, mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất
Trả lời bởi Thanh AnKể tên một số bài thơ bốn chữ mà em đã học hoặc đã đọc.
* Một số bài thơ bốn chữ: Mùa thu của em (Quang Huy), Hai chị em (Lưu Trọng Lư).
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeBài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?
Tham khảo!
- Bài thơ viết về mẹ và sự già đi của người mẹ theo năm tháng.
- Người bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ là người con
Trả lời bởi Thanh AnXem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc bài thơ bốn chữ (hoặc năm chữ), các em cần chú ý:
+ Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
Tham khảo!
- Bài thơ được chia làm 5 khổ
- Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ.
- Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3
Trả lời bởi Thanh AnBài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?
Tham khảo!
- Hình ảnh sóng đôi “cau” và “mẹ”: Thông qua hình ảnh cây cau, quả cau gần gũi thân thuộc, nhà thơ bày tỏ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già, mái tóc mẹ hòa vào mây trắng.
- Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – Ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”: gợi ra sự liên tưởng về tuổi già khiến lòng người con quặn thắt khi “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”.
- Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: ví von hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ. Từ đó, nhà thơ thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.
- Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.
Trả lời bởi Thanh AnChú ý vần và nhịp của bài thơ.
- Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ.
Cau thì vẫn thẳng
....
Mẹ - đầu bạc trắng
- Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3
+ Nhịp 2/2: Lưng mẹ / còng rồi
+ Nhịp 1/3: Cau / Ngọn xanh rờn.
Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong
Tham khảo!
Từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16) biểu thị tình cảm của người con thương mẹ, nâng niu trân trọng mẹ, và tình cảm đó dâng trào xúc động khiến người con không ngăn được giọt nước mắt.
Trả lời bởi Thanh An