Thực hành đọc hiểu: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

A. Chuẩn bị

Khi đọc, chú ý một số vấn đề:

  • Xem lại phần Kiến thức Ngữ văn về thể thơ năm chữ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.
  • Tìm hiểu thêm về tác giả Xuân Quỳnh.
  • Đọc trước bài thơ Tiếng gà trưa.
  • Bài thơ khơi gợi trong em những hình ảnh và cảm xúc, suy nghĩ gì?
  • Chia sẻ cùng bạn bè những kỉ niệm cùng những người thân trong gia đình mà em nhớ nhất.

B. Đọc hiểu

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Xuân Quỳnh (1942 - 1988), Hà Tây.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Bài Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh.

b. Thể loại

Thơ năm chữ.

c. Bố cục

3 phần:

  • Phần 1: từ đầu ... gọi về tuổi thơ.
  • Phần 2: tiếp... nghe sột soạt.
  • Phần 3: còn lại.
@2000068@

II. Đọc hiểu văn bản

1. Những cảm xúc được gợi ra từ tiếng gà trưa

  • Không gian: Trên đường hành quân, dừng chân bên xóm nhỏ.
  • Âm thanh: tiếng gà nhảy ổ "cục tác".

=> Trên đường làm nhiệm vụ, cháu nghe thấy một âm thanh quen thuộc đã gắn liền với tuổi thơ cháu. Chính âm thanh đó đã gợi ra cho cháu bao niềm xúc động.

  • Những cảm xúc của cháu: xao động, đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ.

=> Tiếng gà trưa đã làm không gian hay cũng chính là lòng cháu thổn thức, bồi hồi. Nó cũng xua tan đi những mệt mỏi, khó nhọc trên đường làm nhiệm vụ. Và tiếng gà ấy gợi cháu nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ đẹp đẽ.

@2000159@

2. Những kỉ niệm được gợi lại từ tiếng gà trưa

  • Tiếng gà trưa gợi ra hình ảnh ổ trứng, những con gà mái mơ, những con gà mái vàng.

=> Đây là hình ảnh đẹp đẽ, quen thuộc, bình dị ở làng quê Việt Nam, cũng là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của người cháu ở bên bà.

  • Tiếng gà trưa gọi ra hình ảnh bà tần tảo, cần mẫn, chắt chiu từng quả trứng.
  • Tiếng gà trưa còn gợi ra tình cảm của bà dành cho cháu: bà dành dụm, chăm sóc đàn gà để cho cháu những bộ quần áo mới. Những bộ quần áo giản dị nhưng là tất cả tình yêu thương của bà.

=> Đó chính là tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà dành tất cả tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc cho cháu. Cháu rất yêu thương, kính trọng và luôn nghĩ về bà.

Nghệ thuật:

  • Dòng thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại hai lần, mỗi lần lặp lại mở ra một kỉ niệm tuổi thơ của cháu. Tiếng gà trưa đã khơi nguồn kí ức trong cháu, khơi gợi lại những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ nhất của tuổi thơ cháu.
  • Biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh làm bài thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi hình.
@2000235@ @2000303@

3. Những suy tư, cảm xúc của người cháu

  • Tiếng gà trưa gợi ra niềm hạnh phúc, gợi nhắc về tuổi thơ tuy khó khăn nhưng ấm áp của bà cháu. Niềm hạnh phúc ấy hằn sâu trong kí ức của cháu, theo cháu vào trong giấc ngủ hồng sắc trứng. Đó cũng là điểm tựa tinh thần của cháu.
  • Tiếng gà trưa hay chính những kỉ niệm tuổi thơ còn là niềm tin, động lực của cháu hôm nay. Cháu chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, xóm làng, bảo vệ quê hương. Đó là những mục đích vừa cao cả, thiêng liêng, lớn lao, vừa bình dị, gần gũi. Tình cảm gia đình đã tiếp sức cho tình yêu Tổ quốc.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được gợi về qua tiếng gà trưa. Đó là những tình cảm tốt đẹp, là động lực tinh thần lớn lao tiếp xúc cho cháu trên đường làm nhiệm vụ. Chính tình cảm gia đình là đã sâu sắc tình yêu quê hương đất nước.

2. Nghệ thuật

  • Thể thơ năm chữ.
  • Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ...
  • Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi.
  • Lời thơ giàu cảm xúc.