Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.
Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.
Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống?
Nếu tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường: đi học xa nhà, đi xuất khẩu lao động... thì người nhà sẽ xác định được ngày về và vẫn liên lạc thường xuyên, không có nguy hiểm gì đến tính mạng. Còn trong hoàn cảnh chiến tranh, những cuộc tiễn đưa cũng có thể là lần gặp mặt cuối cùng khi trong chiến tranh việc hi sinh là chuyện hết sức bình thường, xảy ra rất nhiều. Người thân không thể biết bao giờ họ về, một khi đi là rất khó liên lạc, không thể biết được điều gì đang xảy ra với người thân.
Trả lời bởi Hà Quang MinhNhững chi tiết miêu tả người chinh phu lúc chuẩn bị lên đường.
Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn
…lòng bận thê noa
Sầu lên ngọn ải…
⇒ Người chinh phu lúc chuẩn bị lên đường trên lưng đeo cung tên (vũ khí để chiến đấu) nhưng trong lòng là những cảm xúc bịn rịn, luyến tiếc với vợ, con; sầu thương khi nghĩ đến chiến trường.
Trả lời bởi Hà Quang MinhKhát vọng của người chinh phu.
- Khát vọng của người chinh phu:
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiêng theo việc đao cung
Thành liền mong tiến bệ rồng…
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa…
Giã nhà đeo đức chiến bào…
⇒ Người chinh phu mang sức trẻ, sự nhiệt huyết trách nhiệm, tinh thần hào kiệt ra chiến trường chiến đấu vì đất nước. Chàng cất giấy bút, đồ học tập để mang lên vũ khí chiến đấu, quyết tâm tung hoành ngang dọc không ngại hiểm nguy mới xưng đáng làm trai.
Trả lời bởi Hà Quang MinhTâm trạng của người chinh phụ.
- Tâm trạng:
Đưa chàng lòng dằng dặc buồn…
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây
Nhủ rồi nhủ lại cầm tay
Bước đi một dây dây lại dừng.
-> Trước sự việc phải tiễn đưa người chồng ra chiến trường, người chinh phụ mang nặng tâm trạng buồn bã, nỗi buồn khôn nguôi. Dặn dò, khuyên nhủ chàng đủ điều, mãi vẫn còn vương vấn quyến luyến không nỡ rời xa.
Trả lời bởi Hà Quang MinhCác chi tiết gợi liên tưởng đến binh đao.
- Các chi tiết:
Múa gươm rượu tiễn…
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo…
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống…
⇒ Gợi liên tưởng đến binh đao đến chiến tranh.
Trả lời bởi Hà Quang MinhCảnh li biệt của người chinh phu, người chinh phụ.
- Nơi chia tay: Hà lương chia rẽ đường này
-> Cây cầu bắc qua sông đã chia rẽ hai vợ chồng.
- Khung cảnh: Bên đường trông bóng cơ bay… Đội quân đã sẵn sàng chờ đợi người chồng hòa nhập và xuất phát đến quân doanh xa xôi.
- Tâm trạng: Người vợ đau đớn vô cùng, xót xa, lòng như cắt thành từng khúc ruột khi phải rời xa người chồng mà không biết bao giờ mới gặp lại.
Trả lời bởi Hà Quang MinhCảm xúc của người chinh phu, người chinh phụ sau lúc chia li.
Sau lúc chia li, người chồng phải đi theo đội quân để tiến về phía địch còn người vợ quay trở về nhà. Tuy vậy nhưng hai người vẫn muốn quay lại nhìn người thương yêu của mình, nhưng đoạn đường đã quá xa rồi không còn thấy nhau đâu nữa.
Trả lời bởi Hà Quang MinhChỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Buổi tiễn đưa. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát là:
+ Cấu tạo bằng hai cặp câu 7 tiếng, tiếp đến là cặp câu lục bát (6 tiếng và 8 tiếng).
+ Nhạc điệu: lên bổng xuống trầm linh hoạt.
- Điểm khác nhau:
+ Các tiếng trong một câu thơ.
+ Giọng điệu: Thể thơ lục bát sẽ có sự du dương mềm mại hơn còn song thất lục bát vì có sự kết hợp của thể thơ thất ngôn cho nên sẽ có sự trầm bổng linh hoạt hơn.
Trả lời bởi Hà Quang MinhĐề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:
Ngồi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
* Ngắt nhịp
- 2 câu thất (song thất): 3/4
- Câu lục: 2/4
- Câu bát: 4/4
* Tác dụng
- Thể hiện rõ hành động, tâm sự cùng những sự vật xung quanh trong hoàn cảnh tiễn chồng đi chiến đấu. Làm các câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn.
Trả lời bởi Hà Quang Minh
- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn:
+ Chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh và Nguyễn xảy ra từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18, tạo ra một giai đoạn đặc biệt khó khăn trong lịch sử Việt Nam
Trả lời bởi Hà Quang Minh