Buổi tiễn đưa

QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Phép đối:

Ngòi đầu cầu…Đường bên cầu…

Nước có chảy…Cỏ có thơm…

Lòng thiếp…Dạ chàng…

- Tác dụng: Thể hiện hình ảnh có đôi có cặp, hai tấm lòng đều hướng về nhau nhưng lại phải rời xa nhau. Đồng thời làm cho các câu thơ thêm gắn kết, hấp dẫn người đọc hơn.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Theo em, dù rất thương vợ con nhưng người chinh phụ thực sự muốn lên đường. Điều này thể hiện rất rõ qua các hình ảnh:

“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,

Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

Thành liền mong tiến bệ rồng,

Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Giã nhà đeo bức chiến bào,

Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.”

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Người chinh phụ mong muốn người chồng không đi ra chiến trường nữa mà ở nhà chăm sóc gia đình.

- Tuy nhiên người chinh phụ vẫn để chồng ra trận vì người phụ nữ thời xưa không có quyền lên tiếng với những quyết định quan trọng của gia đình. Lí do thứ hai là tôn trọng quyết định của chồng, người chồng rất muốn thực hiện chí làm trai, muốn đứng lên chiến đấu bảo vệ đất nước, không muốn chỉ ở nhà vùi đầu vào sách vở. Cho nên người vợ dù rất buồn nhưng vẫn để chồng đi thực hiện ước muốn của bản thân

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Biện pháp tu từ sử dụng:

+ Phép đối: “Lòng chàng ý thiếp…”

+ Câu hỏi tu từ: “…ai sầu hơn ai?”

+ Lặp từ: “ngàn dâu”

- Tác dụng: Bốn câu thơ cuối để kết lại đoạn thơ, như một khúc ngâm lên về tâm trạng ai oán, buồn khổ của nhân vật trữ tình khi đã chính thức rời xa nhau. Họ dù có ngoảnh lại về phía nhau cũng không thể nhìn thấy người kia nữa. Không thể xác định được ai sầu hơn ai, vì nỗi buồn của ai cũng nhiều.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Khúc ngâm đã vang lên tiếng nói đến từ lòng trắc ẩn của người chinh phụ. Để lại cho đời tác phẩm có sức cuốn hút, cái nhìn về tâm tình người phụ nữ xưa phải hy sinh hạnh phúc riêng mình, rời xa người mình yêu vì chiến tranh. Một khúc ngâm về tình yêu, về sự chia ly và về lý tưởng to lớn của cuộc sống thời xưa.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Hình ảnh ấn tượng:

“Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,

Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.”

- Em thích vì: Tấm lòng của người chinh phụ được soi như ánh trăng để có thể dõi theo từng bước người mình thương, bên người chồng luôn mong “tìm cõi Thiên San”, lập được những chiến công vang dội.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
QL
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trong văn học Việt Nam, nỗi sầu chia li đã được nhiều tác giả quan tâm và phản ánh. Nhưng có lẽ, chưa có nỗi sầu nào bi thương bằng nỗi sầu chia li của người chinh phụ được diễn tả trong Chinh phụ ngâm khúc. Không chỉ có người chinh phụ nổi bật trong đoạn trích mà tâm trạng của người chinh phu cũng thể hiện rất rõ ràng. Người chinh phu mang trong mình những khát vọng to lớn tuy tuổi còn trẻ lại “vốn dòng hào kiệt” tài giỏi mà mang biết bao chiến công hiển hách mà phải gác lại việc học hành mà cầm đao ra trận. Có thể hạ nhiều thành, phá tan bao thế giặc mạnh muốn lăm le cướp lấy ngôi báu. Với ý chí của chàng thì mọi việc khó khăn cũng chỉ nhẹ tựa lông hồng. Từ biệt gia đình, khoác lên “chiến bào” cũng vì nghĩa lớn. Khát vọng lớn lao vì nước mà quên thân. Tiếng sáo bắt đầu thổi báo hiệu đoàn bắt đầu ra trận, cùng với những hàng cờ bay lòng người chinh phụ lại nặng đầy cảm xúc sau chia li. Hình bóng người chinh phu cứ xa dần thì người chinh phụ lại ngẩn ngơ dõi theo nơi nhà. Sự đối lập giữa nơi chàng “mưa gió” nơi thiếp thì “chiếu chăn” khoảng cách với những vách ngăn xa xôi rẽ đôi. Nơi người chồng thì ngoảnh lại “Hàm Kinh”, chốn kinh đô, còn nàng ở lại thì trông bến “Tiêu Tương”, nơi với những đau đớn, giọt nước mắt. Dù cho hai người có chông lại phía nhau cũng chẳng thể thấy thể hiểu.

Trả lời bởi Hà Quang Minh