Bài 9. Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Quốc cổ đại:

- Đất nước Trung Quốc rộng lớn, điều kiện tự nhiên đa dạng (do con người luôn tồn tại trong mối quan hệ bền chặt với tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là thích nghi và biến đổi. Trong quá trình đó, con người đã tạo ra những sản phẩm văn hóa => vì vậy, văn hóa Trung Quốc rất đa dạng, đồ sộ).

- Dân cư Trung Quốc đông đúc, cần cụ và sáng tạo.

- Nền kinh tế Trung Quốc sớm phát triển toàn diện về mọi mặt => tạo điều kiện về mặt vật chất, nền tảng cho sự phát triển của văn hóa tinh thần.

- Văn hóa Trung Quốc sớm có sự giao lưu với các nước láng giềng.

- Trong lịch sử Trung Quốc đã xuất hiện nhiều người hiền tài về tư tưởng chính trị, khoa học, nghệ thuật… chính những người hiền tài đó đã góp phần làm nên sự rực rỡ của văn hóa Trung Quốc.

*Một số thành tựu của văn hóa Trung Quốc trao truyền lại đến ngày nay:

- Tứ đại phát minh: giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo….

- Các công trình kiến trúc lớn, đồ sộ. Ví dụ: lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Vạn lí trường thành…

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó mở rộng đến lưu vực sông Trường Giang (Duơng Tử).

– Thuận lợi:

+ Phù sa của hai dòng sông này đã tạo nên đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam rộng lớn, phì nhiều, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi đã phát triển từ sớm.

+ Giao thông đường thủy

+ Hệ thống tưới tiêu

+ Đánh bắt cá làm thức ăn

– Khó khăn: Tuy nhiên, lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.

- Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.

- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:

+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ. 

+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.

+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).

=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc. 

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại:

– Chữ viết: Từ thời nhà Thương, người Trung Quốc đã khắc chữ trên mai rua, xương thủ, gọi là giáp cốt văn.

– Văn học: Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chinh lí. Nhiều bài thơ trong đó là nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca Trung Quốc giai đoạn sau, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến văn học của các nước khác, trong đó có Việt Nam.

– Thời cổ đại, xuất hiện nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng, tiêu biểu là Khổng Tử và Lão Từ.

– Sử học: Người Trung Quốc xưa rất có ý thức về việc chép sử. Những bộ sử tiêu biểu như Sử kí củaTư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố,…

– Tính lịch: Người Trung Quốc cũng đã phát minh ra một loại lịch dựa trên sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch mà cho đến ngày nay vẫn ảnh hưởng đến cách tính thời gian của nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.

– Khoa học-kỹ thuật: Thế kỉ II TCN, họ đã phát minh ra thiết bị đo động đất sớm nhất thế giới (gọi là địa động nghi). Đặc biệt, nguời Trung Quốc cổ đại đã đặt nền tảng cho bốn phát minh quan trọng về mặt kỹ thuật, đó là giấy, thuốc nổ, la bàn và kĩ thuật in sau này.

– Y học: Bộ Hoàng đế nội kinh của Hoa Đà (một trong “tứ đại danh y của Trung Quốc) được coi là sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa, Hoa Đà cũng nguời đầu tiên thực hiện phương pháp phẫu thuật gây mê.

– Các triều đại từ Tần đến Tuỳ đều chú trọng xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ: Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn,…

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua, đó là Hoàng Hà (dài 5.464 km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6.300 km) ở phía Nam. Hoàng Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt, do đó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây trở thành cái nôi của nền văn minh Trung Hoa.

Khi mới thành lập nước (vào khoảng thế kỉ XXI TCN) địa bàn Trung Quốc chỉ mới là một vùng nhỏ ở trung lưu lưu vực Hoàng Hà. Từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần, nhưng cho đến thế kỉ III TCN, tức là đến cuối thời cổ đại, phía Bắc của cương giới Trung Quốc chưa vượt qua dãy Vạn lí trường thành ngày nay, phía Tây mới đến Đông Nam tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang mà thôi.

Từ cuối thế kỉ III TCN Trung Quốc trở thành một nước phong kiến thống nhất. Từ đó nhiều triều đại của Trung Quốc đã chinh phục các nước xung quanh, do đó có những thời kì cương giới của Trung Quốc được mở ra rất rộng. Đến thế kỉ XVIII, lãnh thổ Trung Quốc về cơ bản được xác định như hiện nay.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em thích nhất thành tựu Vạn Lí trường thành. Vì Vạn Lý Trường Thành được xem như công trình vĩ đại nhất Trung Quốc, là một trong những kỳ quan nhân tạo lâu đời nhất và hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại.

Quá trình xây dựng  Vạn Lý Trường Thành mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, cả mồ hôi, xương máu của người dân.  Nhiều gia đình bị ly tán, nhiều công nhân đã chết và mai táng như một phần của công trình này. Công nhân được huy động khắp nơi từ lính, nông dân, phiến quân. Sử dụng các loại vật liệu như đá, đất, cát, gạch và hoàn toàn sử dụng các phương tiện thô sơ trong xây dựng và vận chuyển bằng tay, dây thừng, giỏ đeo.

Vạn lí trường thành là “Bảy kỳ quan mới của thế giới” và Di sản Thế giới của UNESCO

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt