Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, bên cạnh đó còn có các chợ phiên bán các sản phẩm thủ công do người dân làm ra.

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…

+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)

- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:

+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

+ Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

hát then, hát xoan, múa xoè Thái,...

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

- Chợ phiên vùng cao được tổ chức mỗi tuần một lần và bán các nông sản, sản phẩm thủ công do chính người dân làm ra.

- Điều em ấn tượng về chợ phiên vùng cao:

+ Những người đến chợ phiên đôi khi không chỉ mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc,...

+ Khi tham gia chợ phiên, nhiều người đã chọn cho mình bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, góp thêm nhiều màu sắc cho bức tranh phiên chợ vùng cao thêm sinh động, vui tươi.

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

- Tên lễ hội: Lễ hội Gầu Tào

- Thời gian: tổ chức vào đầu năm mới.

- Hoạt động chính: tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,…

- Ý nghĩa: cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

Chợ phiên mang nét đẹp văn hóa không thể nào trộn lẫn và cũng là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt văn hóa của người dân trên địa bàn và cũng là nơi cất giữ cả một kho tàng văn hóa ẩm thực, trang phục… vô cùng thú vị. Người đến chợ cũng đủ các lứa tuổi, từ già đến trẻ, đặc biệt là có nhiều nam nữ thanh niên. Những bà mẹ, những người vợ đi chợ để mua sắm. Các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố, thổi khèn... Trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ, thanh niên nam nữ đến chợ để giao lưu tìm bạn tình tạo nên một khung cảnh vui tươi, đầy sắc màu.

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần