Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, khi mô tả về chế độ thuế khóa và đời sống người dân Đại Việt ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, Phan Huy Chú đã viết: "Vì trung thu quá mức dân kiệt vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà phải bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung củi, vì thuế cá tôm mà phải xé chài lưới".
Chế độ thuế khóa nặng nề là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông dân chống lại triều đình phong kiến ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Vậy khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII nổ ra trong bối cảnh nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa và tác động của khởi nghĩa nông dân đối với xã hội Đại Việt ra sao?
Tham khảo
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng; đời sống nhân dân cơ cực nên họ đã vùng lên đấu tranh chống lại chính quyền.
- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương,… tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên các cuộc khởi nghĩa này cuối cùng đều thất bại.
- Ý nghĩa:
+Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, chống cường quyền và thể hiện sức mạnh của quần chúng nhân dân;
+ Báo hiệu sự suy yếu không thể cứu vãn của chính quyền Lê - Trịnh.
- Tác động:
+ Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…
+ Làm lung lay chính quyền Lê - Trịnh.
Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng