Bài 5: Nhân giống vật nuôi

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Nhân giống vật nuôi: là quá trình sinh sản và chọn lọc nhằm giữ lại và gây nuôi những vật nuôi giống là những động vật được con người nuôi nhốt.

* Các phương pháp thường áp dụng trong nhân giống vật nuôi:

- Nhân giống thuần chủng

- Lai giống.

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Nhân giống thuần chủng là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo.

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Mục đích của nhân giống thuần chủng:

- Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.

- Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội.

- Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.

* Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng đối với đối tượng vật nuôi nội

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội vì số lượng hiện nay còn ít, thiếu nguyên liệu cho các chương trình lai tạo.

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau.

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trong phép lai ở Hình 5.3, bố mẹ thuộc các giống khác nhau, con sinh ra mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau.

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Lai kinh tế đơn giản: Lai 2 giống 

- Lai kinh tế phức tạp: Lai 3 giống trở lên

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Ví dụ về những công thức lai kinh tế ở địa phương em:

- Lai giữa gà trống Lương Phượng với gà mái Ri.

- Lai giữa vịt trống Anh Đào với vịt mái cỏ.

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Mô tả phương pháp lai cải tạo:

- Con cái của giống địa phương lai giống với con đực giống cao sản, tạo ra thế hệ F1 mang đặc tính của cả bố và mẹ với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/2:1/2.

- Tiếp tục lai giống con cái F1 với con đực giống cao sản tạo ra thế hệ F2 với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/4:3/4.

- Tiếp tục lai giống con cái F2 với con đực giống cao sản tạo ra thế hệ F3 với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/8:7/8.

- Cho con đực và con cái thuộc thế hệ F3 tự giao nhau, vẫn tạo ra con với tỉ lệ giống địa phương : giống cao sản là 1/8:7/8.

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Ví dụ: Ngoài các biện pháp bón phân, thủy lợi và canh tác, còn có thể cải tạo đất chua bằng cách:

- Trong đất chua còn có nhiều lưu huỳnh ở các dạng khác nhau, trong đó có những dạng gây độc cho cây trồng như sunfua, sunfit, sunfat, ... do đó không nên bón những loại phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat hay phân 16 – 16 – 8 – 13S. 

- Bón phân lân: bón lân ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn có tác dụng hạ độc phèn rất hiệu quả. Có thể sử dụng super lân hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa lân.

- Bón phân hữu cơ đã hoai mục: bón phân hữu cơ hoai mục rất quan trọng do phân hữu cơ cũng có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, … Ngoài ra, phân hữu cơ còn có tác dụng như lân là khi bón vào đất sẽ kết hợp với các độc chất làm hạ độc phèn giảm độc đối với cây trồng. 

Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le