Bài 3: Khái niệm, vai trò của giống trong chăn nuôi

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. GIỐNG VẬT NUÔI

Công nghệ 11, giống gà Ri
Giống gà Ri
Công nghệ 11, giống gà Đông Tảo
Giống gà Đông Tảo

1. Khái niệm

* Giống vật nuôi:

- Là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau.

=> Được hình thành và phát triển do tác động của con người.

- Phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

* Giống vật nuôi có thể phân loại theo:

- Dựa vào nguồn gốc: 2 nhóm

+ Giống nội (giống vốn có của địa phương).

+ Giống nhập nội (giống từ nước ngoài).

- Dựa vào mức độ hoàn thiện của giống chia thành:

+ Giống nguyên thuỷ.

+ Giống quá độ.

+ Giống gây thành.

- Dựa vào mục đích khai thác chia thành:

+ Giống chuyên dụng:

  • Là những giống chỉ khai thác theo một hướng nào đó.

+ Giống kiêm dụng:

  • Là giống được khai thác theo nhiều hướng khác nhau.

2. Điều kiện để công nhận giống vật nuôi

- Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc.

- Có ngoại hình, năng suất giống nhau.

- Có tính di truyền ổn định.

- Số lượng vật nuôi đủ lớn, phân bố rộng.

- Được Hội đồng Giống Quốc gia công nhận.

II. VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI

1. Quyết định đến năng suất chăn nuôi

- Các giống vật nuôi khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc.

- Ví dụ: khả năng sản xuất trứng của một số giống gà.

GiốngNăng suất trứng
Gà Ai CậpKhoảng 250 - 280 quả/mái/năm
Gà RiKhoảng 90 - 120 quả/mái/năm
Gà MíaKhoảng 60 - 70 quả/mái/năm
Gà LeghornKhoảng 160 - 220 quả/mái/năm

2. Quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi

- Giống vật nuôi là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa,...).

- Các giống vật nuôi khác nhau sẽ cho chất lượng sản phẩm chăn nuôi khác nhau như:

+ Lợn Móng Cái: tỉ lệ nạc khoảng 32 - 35%.

+ Lợn Landrace: tỉ lệ nạc khoảng 54 - 56%.

+ Bò Red Sindhi: tỉ lệ mỡ sữa trung bình khoảng 4,0 - 4,5%.

- Ngoài ra, giống còn có vai trò ảnh hưởng đến:

+ Khả năng thích nghi của vật nuôi.

+ Hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi.