Kể tên dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả ở hình bên dưới:
Kể tên dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả ở hình bên dưới:
Trong hình 41.1c, khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng hay giảm? Lực lò xo tác dụng lên tay sẽ thay đổi như thế nào?
Khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng lên.
Lực lò xo khi tác dụng lên tay sẽ mạnh hơn
Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước ThịnhQuan sát thí nghiệm trong hình 41.2, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động. Hãy cho biết năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp nào lớn hơn? Vì sao? Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp nào lớn hơn?
Năng lượng của vật 1 trong trường hợp a sẽ lớn hơn vì vật 1 khi ở trường hợp a cao hơn
Lực do vật 1 khi tác dụng với vật 2 ở trường hợp a sẽ lớn hơn
Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước ThịnhCác nhà máy điện ở hình 41.4 sử dụng năng lượng gì? Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm gì chung? Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào?
- Trạm phát điện Mặt Trời (Khánh Hòa): sử dụng năng lượng Mặt Trời.
- Trạm phát điện gió (Bạc Liêu): sử dụng năng lượng gió.
- Nhà máy thủy điện (Hòa Bình): sử dụng năng lượng nước.
- Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm chung: đều là năng lượng vô hạn.
- Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng: năng lượng tái tạo.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh LeNăng lượng gió có thể làm cây bị cong hoặc gãy. Năng lượng gió càng lớn thì tác dụng lực lên cây càng lớn. Từ thảo luận 4 và hình minh họa hình 41.3, em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa năng lượng của vật và khả năng tác dụng lực của nó?
Mối quan hệ là năng lượng của vật sẽ đặc trưng cho khả năng tác dụng lực của nó
Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước ThịnhTheo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ.
Những dạng năng lượng gây ảnh hưởng xâu tới môi trường: năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như gỗ, dầu mỏ, than đá,...
Ví dụ:
-Ô nhiễm độc hại từ các nhà máy nhiệt điện than
-Sự tiêu thụ dầu mỏ rất có thể sẽ gây ra biến đổi khí hậu
Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước ThịnhHãy nêu các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của em có sử dụng các dạng năng lượng như động năng, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng.
-Động năng: Chạy bộ, đạp xe, bơi
-Quang năng: bóng đèn điện đang sáng, mặt trời phát ra ánh sáng
-Nhiệt năng: cốc nước đang nóng, bàn ủi đang nóng
-Điện năng: nhà máy thủy điện, máy vi tính
Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước ThịnhHằng ngày, em thường thực hiện rất nhiều các hoạt động như: Kéo đẩy đồ vật, đi bộ, đi xe đạp, ... Tất cả các hoạt động này đều cần có năng lượng. Mặt khác, khi thực hiện các hoạt động đó em đã tác dụng lực lên các vật. Vậy, giữa năng lượng và lực tác dụng lên các vật có liên hệ với nhau như thế nào?
Liên hệ giữa năng lượng và lực tác dụng lên các vật: Năng lượng của vật là đặc trưng cho khả năng tác dụng lực lên vật khác của vật
Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước ThịnhEm hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn.
-Vô hạn: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều
-Hữu hạn: năng lượng trong cục pin, năng lượng trong ắc quy, năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ
Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước ThịnhỞ bài 12, các em đã biết một số nhiên liệu và tính chất của chúng. Vậy khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nào? Biểu hiện nào thể hiện các dạng năng lượng đó?
- Khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng: năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng.
- Biểu hiện thể hiện các dạng năng lượng đó là có ánh sáng từ nhiên liệu bị đốt cháy chiếu tới mắt ta và làm nóng các vật ở gần, nóng môi trường xung quanh.
Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le
Dạng năng lượng này là đàn hồi vì dùng tay uốn cong vật và làm cho vật đó biến dạng thì đó là đàn hồi
Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh