Bài 32. Cảm ứng ở sinh vật

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

(1) - phản ứng

(2) - bên trong 

(3) - cơ thể 

Trả lời bởi animepham
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật?

A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.

B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.

C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.

D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.

Trả lời bởi animepham
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

*Cách tiến hành:

- Bước 1: Trải đều một lớp giấy ăn mỏng vào trong hai khay có đục lỗ.

- Bước 2: Rải mùn cưa ẩm đều khắp mặt các khay thành một lớp khoảng 1 cm.

- Bước 3:

+ Khay 1: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới nước phía đối diện.

+ Khay 2: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào đều mặt khay và tưới nước.

- Bước 4:

+ Khay 1: Treo khay nghiêng một góc 45°, sao cho các hạt đỗ ở phía trên.

+ Khay 2: Để khay theo mặt phẳng nằm ngang và tưới nước đều hằng ngày.

- Bước 5: Theo dõi và ghi chép lại sự khác nhau về chiều phát triển của rẽ giữa các cây trong khay 1 và khay 2 sau 1 tuần.

*Sau 2 tuần ta có thể thu được kết quả:

- Khay 1: Cây đỗ mọc nghiêng 1 góc 45 độ với rễ cây mọc hướng hẳn về hướng có nguồn nước.

- Khay 2: Câu đỗ sinh trưởng bình thường mọc thẳng đứng.

Trả lời bởi Hà Quang Minh
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

-Mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó: Lá của gọng vó có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Khi côn trùng tiếp xúc, các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng lại bằng cách uốn cong cuộn lại giữ chặt rồi tiêu hoá con mồi.

-Hiện tượng bắt mồi của cây gọng vó là hiện tượng cảm ứng của thực vật vì đó là phản ứng của cây đối với kích thích từ môi trường.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hãy kể tên một số thực vật có tính hướng tiếp xúc mà em biết.

 => bí , đậu ve , bầu , mướp , gấc , ... Trả lời bởi animepham
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

3. Ở bước 2 phải đặt cốc trồng cây trong hộp carton kín có đục lỗ để tập trung ánh sáng về một phía thành cốc.

4. 

Dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.

Cốc A: Cây con mọc nghiêng hướng hết về phía được đụng lỗ (phía có ánh sáng)

Cốc B: Cây mọc thẳng toả đều về các phía.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Phản ứng của lá cây xấu hổ và giun đất chứng tỏ chúng cảm nhận được các tác động của môi trường:

+ Khi chạm tay vào lá cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại.

+ Khi dùng đũa tác động cơ học vào một vị trí nào đó trên cơ thể, toàn thân giun đất co lại.

- Ý nghĩa của các phản ứng trên đối với sinh vật: Các phản ứng của lá cây xấu hổ và giun đất giúp chúng tự vệ tránh xa các tác nhân kích thích từ môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Rễ của cây hướng dương hướng về nguồn nước, còn hoa của nó luôn hướng về phía Mặt Trời là những hiện tượng do tính cảm ứng của thực vật: Rễ cây có tính hướng nước nên có xu hướng vươn về phía nguồn nước giúp cây hấp thu được nước. Hoa hướng dương có tính hướng sáng nên có xu hướng vươn về phía nguồn sáng (Mặt Trời) giúp hấp thu được năng lượng Mặt Trời.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hiện tượng cảm ứng

ở thực vật

 

Tác nhân gây ra

Ý nghĩa

Ngọn cây mọc hướng về nơi có nguồn ánh sáng

Ánh sáng

Giúp cây có thể tiếp nhận đủ ánh sáng để quang hợp.

Rễ cây hướng đất dương và chồi hướng đất âm

Đất, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng

Giúp rễ cây lấy chất dinh dưỡng, nước và muối khoáng hòa tan trong đất; giúp chồi cây có thể tiếp nhận được nguồn ánh sáng nhiều hơn để quang hợp.

Tua quấn của thân cây leo cuốn vào giá thể (giàn, cọc,…)

Giá thể (giàn, cọc,…)

Giúp cây bám vào giá thể để sinh trưởng và tiếp xúc với nguồn ánh sáng nhiều hơn.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Một số ví dụ ứng dụng cảm ứng trong trồng trọt:

+ Ứng dụng tính hướng sáng để tạo hình cây bon sai,…

+ Ứng dụng tính hướng nước để trồng rau thủy canh, cây gần bờ ao, mương nước,…

+ Ứng dụng hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo như bầu, bí, dưa, mướp,…

- Cơ sở của các ứng dụng trên là tính hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc, hướng hóa,… của cây.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt