Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTừ xa xưa đến nay, chuột luôn sợ mèo. Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy. Có phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo? |
Tập tính ở động vật bao gồm một chuỗi phản ứng của cơ thể đáp ứng các kích thích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Có rất nhiều các dạng tập tính khác nhau ở động vật, được chia thành hai loại:
|
|
|
|
Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển. Các tập tính của động vật giúp chúng có thể tìm kiếm thức ăn, chạy thoát khỏi kẻ thù nguy hiểm, thích nghi với môi trường sống, tập tính sinh sản, di cư, bảo vệ lãnh thổ, tập tính xã hội giúp sinh vật tạo nên các mối quan hệ hài hoà trong xã hội, ...
|
|
|
|
Tập tính quan sát được | Loại tập tính | Ý nghĩa đối với động vật | |
Bẩm sinh | Học được | ||
? | ? | ? | ? |
? | ? | ? | ? |
Hiện nay, người ta ứng dụng tập tính của động vật trong nhiều lĩnh vực ngoài thực tiễn như trong chăn nuôi, trồng trọt, học tập và sinh hoạt hằng ngày.
|
|
1. Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
2. Tập tính giúp cho động vật tồn tại và phát triển. Tập tính bao gồm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được hình thành trong đời sống của cá thể động vật.
3. Dựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng để tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, đáp ứng các nhu cầu khác của con người.
4. Trong học tập, người ta vận dụng tập tính để nâng cao hiệu quả học tập và hình thành những thói quen tốt như: học cách ghi nhớ từ vựng, học thuộc bài, học thói quen dậy sớm tập thể dục, ngủ đúng giờ, ...; xoá bỏ những thói quen xấu.