Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân Củ Chi đã đào hệ thống đường hầm ngầm trong lòng đất. Theo em, hệ thống đường hầm ngầm trong Địa đạo Củ Chi được đào để làm gì? Công trình này gắn liền với những câu chuyện lịch sử nào?
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân Củ Chi đã đào hệ thống đường hầm ngầm trong lòng đất. Theo em, hệ thống đường hầm ngầm trong Địa đạo Củ Chi được đào để làm gì? Công trình này gắn liền với những câu chuyện lịch sử nào?
Quan sát lược đồ hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Địa đạo Củ Chi.
Tham khảo:
- Vị trí địa đạo nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3- 10m dài khoảng 250km. thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Một số công trình tiêu biểu như: Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi).
- Địa đạo em yêu thích nhất là địa đạo Bến Đình gồm 3 tầng, từ đường chính tỏa ra các nhánh dài thông với nhau. Đường lên xuống các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật.
Trả lời bởi Anh Lê Quốc TrầnĐọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:
- Kể tên một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi.
- Mô tả một công trình mà em ấn tượng nhất.
Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi).
Trả lời bởi Anh Lê Quốc TrầnĐọc thông tin và các câu chuyện dưới đây, em hãy kể lại một câu chuyện về Địa đạo Củ Chi. Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
Tham khảo!
(*) Kể lại câu chuyện: Đào hầm Địa đạo Củ Chi
- Đường hầm trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với mục đích ban đầu là để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí. Đến kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm căn cứ lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.
- Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hầm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguỵ trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm.
- Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chi đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Trả lời bởi Thanh AnLập và hoàn thiện bảng về một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi (theo gợi ý dưới đây).
Tên công trình | Chức năng |
? | ? |
? | ? |
Tham khảo!
Tên công trình | Chức năng |
Bếp hoàng cầm | Đây là một loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao, cũng như ở gần. |
Kho cất dấu lương thực | Dự trữ, cất giấu lương thực đảm bảo dự trữ an toàn lương thực cung cấp cho người dân, chiến sĩ. |
Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về Địa đạo Củ Chi.
Tham khảo:
Những di tích địa đạo đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép. Tự hào về tinh thần dân tộc không ngại đấu tranh gian khổ của các vị anh hùng liệt sĩ.
Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
Tham khảo!
- Mục đích đào hệ thống hầm ngầm trong Địa đạo Củ Chi:
+ Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, hệ thống hầm ngầm này được sử dụng với mục đích để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí.
+ Đến kháng chiến chống Mĩ, địa đạo Củ Chi được sử dụng với mục đích làm công sự, để tấn công hoặc chống lại các trận càn quét của địch.
Trả lời bởi Thanh An