Từ bao đời nay, cồng chiêng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. Em biết dân tộc nào ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng? Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên có điểm gì đặc biệt?
Từ bao đời nay, cồng chiêng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. Em biết dân tộc nào ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng? Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên có điểm gì đặc biệt?
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
- Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Nêu một số dịch mà đồng bào Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng.
Tham khảo:
- Những dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông,…
- Cồng chiêng thường được sử dụng trong các nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Tây Nguyên, như: lễ Mừng lúa mới, lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành.....
Trả lời bởi Anh Lê Quốc TrầnĐọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Tham khảo!
Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.
Trả lời bởi Thanh AnLập và hoàn thiện bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về một số chính trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Tham khảo:
TT | Hoạt động chính |
1 | Nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình. |
2 | Phục dựng nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng như: lễ Ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ lúa của dân tộc Chu Ru… |
3 | Tổ chức nhiều cuộc thi, như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,... |
Em ấn tượng nhất với hoạt động nào trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên? Vì sao?
Tham khảo:
- Trong lễ hội Cồng chiêng, em ấn tượng nhất với hoạt động: phục dựng các lễ hội dân gian gắn với diễn tấu cồng chiêng và các cuộc thi như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,...
- Vì: thông qua lễ hội và các cuộc thi này, em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về lịch sử và đặc trưng văn hóa của vùng đất và con người ở Tây Nguyên.
Trả lời bởi Thanh AnTìm hiểu thông tin và cho biết ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên còn có dân tộc nào trên đất nước Việt Nam cũng sử dụng cồng chiêng.
Ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên, còn có một số dân tộc sử dụng cồng chiêng như: dân tộc Thái, dân tộc Mường,...
Trả lời bởi Taylor BT
Tham khảo!
- Các dân tộc ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông…
- Điểm đặc biệt của lễ hội cồng chiêng:
+ Được tổ chức luân phiên hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
+ Trong lễ hội, nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.
Trả lời bởi Thanh An