Bài 2: Địa hình Việt Nam

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Tham khảo

- Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là:

+ Địa hình đồi núi chiếm ưu thế

+ Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

+ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người.

- Kể tên một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta:

+ Dãy núi: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc, dãy Trường Sơn Nam,..

+ Cao nguyên: Cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Lâm Viên,…

+ Đồng bằng: ĐB. Sông Hồng. ĐB. Sông Cửu Long. ĐB. Duyên hải miền Trung,…

Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

tham khảo

 Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…

Trả lời bởi Vũ Quang Huy
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

tham khảo

 Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…

Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

♦ Đồng bằng sông Hồng:

- Diện tích: 15 000 km2

- Đặc điểm:

+ Nguồn gốc: được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

+ Độ cao: khoảng 2 - 4m

+ Trong đồng bằng có nhiều đồi núi sót, chia cắt đồng bằng thành nhiêu ô trũng; còn hệ thống đê biển ngăn nước mặn xâm nhập vào đồng bằng.

♦ Đồng bằng sông Cửu Long:

Diện tích: 40 000 km2

- Đặc điểm:

+ Nguồn gốc: Được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Mê Công.

+ Độ cao: Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.

+ Trong đồng bằng còn có nhiều ô trũng lớn, ngập nước hằng năm và ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều.

♦ Các đồng bằng ven biển miền Trung:

- Diện tích: 15000 km2

- Đặc điểm:

+ Nguồn gốc: được sự bồi đắp phù sa của biển.

+ Đồng bằng hẹp nhỏ, hẹp ngang, dốc và bị chia cắt bởi các dãy núi hướng tây đông.

Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Tham khảo: 

- Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng. Các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở xảy ra khác nhau ở từng đoạn bờ biển, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...

- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền và làm thay đổi địa hình bờ biển.

Trả lời bởi Nhật Văn
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

(*) Tham khảo: Địa phương là thành phố Hà Nội

- Địa phương em đang sinh sống nằm ở đồng bằng Sông Hồng thuộc khu vực địa hình đồng bằng.

- Mô tả đặc điểm địa hình:

+ Địa hình thấp trũng hình thành nhiều ô trũng thuận lợi phát triển nông nghiệp: trồng lúa nước, hoa màu, rau củ quả.

+ Đây là nơi tập trung đông dân cư, các điểm du lịch, công nghiệp, tài chính, thương mại => Dịch vụ phát triển mạnh.

Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong