Bài 18: Cố đô Huế

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo:

Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hòa lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu diệu kỳ khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cố đô Huế thuộc địa phận thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Sông Hương

Sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nước sông Hương có màu xanh ngọc, chảy lững lờ qua thành phố, qua các làng mạc yên bình, các di tích lịch sử cổ kính kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông tạo nên vẻ đẹp huyền bí mà thơ mộng. Nối hai bờ sông Hương có nhiều cây cầu nhưng nổi tiếng nhất là cầu Trường Tiền.

Núi Ngự

Núi Ngự (hoặc núi Ngự Bình) nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 4 km về phía nam. Trước đây, núi Ngự được coi như hệ thống thành lũy tự nhiên đồ sộ, kiên cố, bảo vệ Kinh thành Huế. Ngày nay, núi Ngự vẫn rợp bóng thông xanh ngát. Từ trên đỉnh núi, có thể nhìn ngắm sông nước, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm và vẻ đẹp thơ mộng của Cố đô Huế.

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Câu chuyện tham khảo: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Huế

+ Hoà trong không khí Cách mạng tháng Tám của cả nước, tại Huế, ngày 23/8/1945, nhân dân đã giành được chính quyền.

+ Chiều 30/8/1945, trước cổng Ngọ Môn, hàng vạn người dân xứ Huế chứng kiến giây phút lịch sử: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại ấn, kiếm cho chính quyền cách mạng. Trên kì đài, cờ đỏ sao vàng tung bay giữa những tiếng hô vang “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!”. Sự kiện này đánh dấu sự thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám trên đất Cố đô.

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Một số di sản văn hóa ở Hà Nội: Gò Đống Đa. Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Cột cờ Hà Nội. Chùa Một Cột

Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa: Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích. Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm. Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn

Trả lời bởi Thanh An
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Vì Cố đô Huế có kiến trúc lịch sử cổ đẹp, có đa dạng và phong phú văn hoá nghệ thuật cũng như thực phẩm, người dân hiếu khách,...

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Nên:

+ Thực hiện đúng nội quy khi tham quan di tích.

+ Tu bổ, phục dựng các di tích;

+ Tuyên truyền về những nét đẹp, giá trị văn hoá - lịch sử của vùng đất Cố đô;

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

- Không nên:

+ Vứt rác bừa bãi.

+ Vi phạm nội quy khi tham quan.

+ Xâm phạm di tích (ví dụ: viết/ vẽ bậy tại khu di tích).

+ Phá hoại cảnh quan tại khu di tích.

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hướng dẫn:

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.  

Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị, có thể kể đến như ở phía bờ Bắc của con sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế như: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên. 
Xa xa về phía Tây của Kinh thành nhưng cũng nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam,  phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ. Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An... 

Năm 1993, UNESCO khi quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại, đã khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế. Theo đó, quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, là những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng, có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc. Cố đô Huế cũng là một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng, có sự kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng và tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn và các danh nhân lịch sử. 

Trả lời bởi Anh Lê Quốc Trần