Bài 11. Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

* Sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ và phong kiến ở Đông Nam Á:

- Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:

+ Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các nhà nước: Văn Lang, Âu Lạc; Vương quốc Phù Nam và Vương quốc Chăm-pa.

+ Tại lưu vực sông Mê Nam, người Môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a.

+ Tại lưu vực sông I-ra-oa-di, người Môn thành lập các Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu; người Pi-u thành lập Vương quốc Sri Kse-tra.

+ Trên bán đảo Mã Lai xuất hiện các Vương quốc: Kê-đa; Tam-Bra-lin-ga; Tu-ma-sic.

+ Trên lãnh thổ In-đô-nê-xi-a ngày nay ra đời các Vương quốc Ma-lay-u; Ta-ru-ma, Can-tô-li.

- Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á:

+ Sự hình thành:

Tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Kse-tra của người Pi-u, Pa-gan của người Miên.

Tại lưu vực sông Mê Nam, xuất hiện vương quốc Đva-ra-va-ti.

Trên đảo Su-ma-tơ-ra xuất hiện vương quốc Vi-giay-a.

Trên đảo Gia-va vương quốc Ca-lin-ga cũng được hình thành

Ở hạ lưu sông Sê Mun, vương quốc Chân Lạp được hình thành.

+ Bộ máy các nước được tổ chức quy củ, hệ thống và hoàn thiện. 

+ Các vương quốc lục địa có ưu thế phát triển nông nghiệp, các vương quốc hải đảo có ưu thế phát triển thương nghiệp, hải cảng... 

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương:

– Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.
– ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
– ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
– Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.

=> Đông Nam Á vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Một số quốc gia sơ kì ở khu vực Đông Nam Á: Mô-giô-pa-hít, Chân Lạp, Lâm Ấp, Đại Việt, Champa, Lan Xang, Pa-gan, Ăng-co, Phù Nam, Ma-lay, Ta-ru-ma,…

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Hình 2, 3 (trang 53, SGK) chứng tỏ các quốc gia sơ kì Đông Nam Á đã có sự giao lưu, buôn bán với các nước khác.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Đông Nam Á là một khu vực địa lí – lịch sử - văn hóa mang sắc thái riêng biệt. với địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kèm theo mưa thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước. Vào những thế kỉ tiếp giáp công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng phổ biến đồ sắt, kinh tế nông nghiệp phát triển. 

- Đồng thời, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc (thông quan việc giao lưu thương mại) nhiều vương quốc cổ đã xuất hiện ở khu vực này, ví dụ:

+ Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các nhà nước: Văn Lang, Âu Lạc; Vương quốc Phù Nam và Vương quốc Chăm-pa.

+ Tại lưu vực sông Mê Nam, người Môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a.

+ Tại lưu vực sông I-ra-oa-di, người Môn thành lập các Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu; người Pi-u thành lập Vương quốc Sri Kse-tra.

+ Trên bán đảo Mã Lai xuất hiện các Vương quốc: Kê-đa; Tam-Bra-lin-ga; Tu-ma-sic.

+ Trên lãnh thổ In-đô-nê-xi-a ngày nay ra đời các Vương quốc Ma-layu; Ta-ru-ma, Can-tô-li.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Quá trình hình thành của quốc gia Chăm-pa:

Vương Quốc Champa là một Quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 (thế kỷ thứ 18) trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ Quảng Bình, dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình lin-ga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.

Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt
ML
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

 “Còn gạo không biết ăn dè
 Đến khi hết gạo ăn dè chẳng ra”

Trả lời bởi Sahara