Quá trình hình thành của quốc gia Chăm-pa:
Vương Quốc Champa là một Quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 (thế kỷ thứ 18) trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ Quảng Bình, dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình lin-ga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.