Hướng dẫn soạn bài Sống chết mặc bay

DT

Xoáy vào nghệ thuật: phép tăng cấp và phép tương phản trong văn bản Sống chết mặc bay.

Tìm hiểu về giá trị hiện thực và nhân đạo trong văn bản Sống chết mặc bay.

Giúp mik vs nha.Mik có tiết dự h bài này. Mơn nhìu ạkhocroikhocroikhocroi

TP
5 tháng 4 2017 lúc 17:37

1)

a. Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay:

Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả.

Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.

b. Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản:

Cảnh dân làng hộ đê thật thảm thương:

Thời gian gần một giờ đêm.

Mưa càng lúc càng to, mực nước sông càng dâng cao: mưa tầm tã trút xuống... nước cứ cuồn cuộn bốc lên.

Cảnh dân làng hộ đê vất vả, mệt nhọc: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre... lướt thướt như chuột lột. Không khí nhốn nháo, căng thẳng: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi...

Cảnh cho thấy sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước.

Một bên là cảnh quan phủ cùng bọn nha lại ung dung bài bạc ngay trong khi bọn chúng đi "hộ đê".

Địa điểm: trong đình cao ráo, an toàn.

Không khí, quang cảnh: "tĩnh mịch", "trang nghiêm", "nhàn nhã", "đường bệ", "nguy nga", "đèn thắp sáng trưng" (phản ánh uy thế của viên quan phủ với nha lại, tay sai).

Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi "hộ đê" sang cả, quý phái: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, ...

Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.

Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét.

2)

a. Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

b. Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.

c. Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp thành công, miêu tả nhân vật sắc nét, sử dụng ngôn ngữ sinh động. Bằng lời văn, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật. Sống chết mặc bay lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

Bình luận (0)
GT
11 tháng 3 2017 lúc 20:13

giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân vs cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ:"lòng lang dạ thú"

giá trị nhân đạo: thể hiện tình cảm xót thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của ng dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

chúc bạn học tốt nha!!!ok

Bình luận (3)
NH
12 tháng 3 2017 lúc 13:17

Giá trị thực hiện: phản ánh sự đối lập hoàn toàn giwuax cuộc sống của nhân dân và cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ thú trước sinh mạng của người dân.

Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân do thiên tai và có thái độ vo trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến

Bình luận (0)
NV
6 tháng 4 2017 lúc 7:41

- giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập , gây gắt và hoàn toàn giữa cuộc sống và tính mạng của dân và quan phủ.

- giá trị nhân đạo: thể hiện tình cảm thương xót của tác giả trước cuộc sống lầm than và cơ cực của người dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền lúc bấy giờ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết