Văn bản ngữ văn 8

NT

Xác định và phân tích phép tu từ trong các đoạn thơ sau:

a. Đau lòng kẻ ở người đi

Lệ rơi thấm đá, tơ chia mũi tằm

b. Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù

c. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai

d. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Xác định và phân tích hiệu quả của phép nói quá trong các trường hợp

a. Chí ta lớn như biển đông trước mặt

b. Có chồng ăn bữa nồi mười

Ăn đói, ăn khát mà nuôi lấy chồng

c. Người sao vì hẹn thà lên

Người sao người hẹn thì quên thản đường

Chơi chữ là gì? Có mấy kiểu chơi chữ?

Nói quá là gì? Có mấy kiểu nói quá?

Nỏi giảm nói tránh là gì?

BT
22 tháng 11 2018 lúc 13:08

a,Đây là cách nói quá (còn gọi là cách nói phóng đại, khoa trương).
Lệ rơi thì không thể nào thấm đá (không nhiều) và tơ chia thì không rủ tằm được vì giai đoạn xuất hiện giữa tằm và tơ cách xa nhau (tằm có trước và tơ có sau cùng).
Chỉ sự đau xót cùng cực của kẻ ở và người đi (Chia tay). Chỉ xuất hiện trong thơ cổ mà thôi.

b.Dùng biện pháp nhân hóa để nói lên sức mạnh của cây tre sinh động với con người

c,+ Phép đối:Cùng trông lại/Cùng chẳng thấy.
+ Điệp từ, điệp ngữ:Cùng, thấy, ngàn dâu.
+ Phép ẩn dụ:Ngàn dâu xanh ngắt.
+ Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
- Nêu tác dụngcủa các biện pháp tu từ: (1.0 đ)
+ Phép đối: Thể hiện sự ngóng trông, nhớ thương của người chinh phụ.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp: Thấy, ngàn dâu làm cho câu thơ liền mạch, làm nổi bật nỗi
sầu, nỗi buồn li biệt diễn ra triền miên không nguôi diễn ra trong tâm hồn người
chinh phụ.
+ Câu hỏi tu từ: Cực tả nỗi buồn của nàng chinh phục trong sự trông ngóng nhớ
thương.

d,Biện pháp tu từ : ẩn dụ ​

Bằng hai câu thơ ở thể thơ cổ truyền (lục bát) tác giả đã nhẹ nhàng đưa chiết lí nhân sinh vào . Chỉ cần có ý chí quyết tâm thì bàn tay con người dù thô sơ nhưng vẫn có thể làm nên tất cả . Vượt mọi gian khó , thử thách , sỏi đá - thứ khô cằn , cứng rắn cũng có thể thành thành quả lao động : cơm . Tác giả còn khuyên ta hãy vượt qua mọi khó khăn bằng niềm tin , nghị lực để thu được trái hoa quả ngọt lành .

-a, Muốn nói đến chí của ta bao la rộng lớn,khẳng định chí của chúng ta to lớn như biển rộng lớn mênh mông không bao giờ nhỏ lại

b,Có nghĩa là khi có chồng
+ ta cần phải chia sẻ, yêu thương chồng mới được, để lấy lại hạnh phúc của bản thân
+ Thì bữa ăn của ta bị thiếu thốn, khổ sở
Còn khi chưa chồng:
+ tự do thoải mái chả cần chia sẻ với ai
+ làm bao nhiêu tự ăn từng đó chứ không làm rồi còn phải chia sẻ

+Trước hết là thể hiệ tính khia trương của câu ca dao vì không ai có thể ăn cơm bằng nồi 10, nồi năm qua mà qua đó là thể hiện những thớ lớn lao hơn . vì gia đình mình , vì chồng con , người phụ nữa có thể hi sinh rất nhiều thứ , chia sẻ cơm gạo với chồng qua đó cho ta thấy tình yêu mà người vợ dành cho chồng vô bờ bến, nhân vật là một người vợ yêu chồng , chịu hi sinh bản thân vì gia đình , chồng con c, Không biết *Chơi chữ là một nghệ thuật độc đáo trong ngôn ngữ nói chung và trong Tiếng Việt nói riêng. ... Tự điển Tiếng Việt giải thích: "Chơi chữ là lợi dụng hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, v.v, … trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước, …) trong lời nói

-Các lối chơi chữ:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

+ Dùng lối nói trại âm

+ Dùng lối nói lái

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

*Nói quá là biện pháp tu từ chỉ mưc độ phong đại quy mô sự vật , hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

-Nói có không có kiểu

*Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó

Bình luận (0)
TA
22 tháng 11 2018 lúc 12:53

a. Đau lòng kẻ ở người đi

Lệ rơi thấm đá, tơ chia mũi tằm

=> Cách nói quá ( Diễn tả sự xa cách và chia ly của " người ở" và "kẻ đi" thông qua biểu hiện cảm xúc " Lệ rơi thấm đá" và " tơ chia mũi tằm", sự đau xót và nghẹn ngào đến cùng cực của hai người.)

b. Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù

=> Nhân hóa ( ca ngợi đức tính cần cù, chăm chỉ của tre thông qua các từ ngữ chỉ hoạt động của con người như "cần cù" )

c. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai

=> điệp từ ( Sự xa cách nghiệt ngã của người thiếu phụ trong không gian rộng lớn, mênh mông đã được tác giả sử dụng điệp từ một cách điêu luyện, qua đó thể hiện tâm trạng buồn rầu, khổ đau và vô vọng của người ra đi và người trở về )

d. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

=> Hoán dụ ( Sức lao động mãnh liệt của con người mà đại diện là hai đôi bàn tay trắng được tác giả khẳng định rằng, dù cho có khó khăn đến mấy đi chăng nữa, nhưng " bàn tay" ấy vẫn có thể biến " sỏi đá" thành tất cả, thành những gì để nuôi sống con người nếu như có ý chí, có quyết tâm và có tinh thần lao động. )

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết