Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp electron:
1. SO2 + H2S \(\rightarrow\) S + H2O
2. Al + Fe3O4 \(\rightarrow\) Al2O3 + Fe
3. SO2 + Cl2 + H2O \(\rightarrow\) H2SO4 + HCl
4. MnO2 + HCl \(\rightarrow\) MnCl2 + Cl2 + H2O
5. Cu + HNO3 \(\rightarrow\) Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
6. Mg + H2SO4(n) \(\rightarrow\) MgSO4 + S + H2O
7*. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 \(\rightarrow\) Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
8*. H2S + KMnO4 + H2SO4 \(\rightarrow\) MnSO4 + K2SO4 + S\(\downarrow\) + H2O
Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron xác định chất oxi hóa chất khử
a. P + KClO3 -> P2O5 + KCl
b. Mg + HNO3 -> Mg(NO3)2 + NO + H2O
c. FexOy + Al -> Al2O3 + Fe
Cho dung dịch HCl H2SO4 loãng đặc tác dụng lần lượt với các chất sau. KOH,Al2O3,FeO,Cu,KMnO4 viết phương trình hóa học. Cho biết HCl,H2SO4 thể hiện tính chất gì trong mỗi phản ứng
Viết sơ đồ giải thích sự hình thành liên kết ion giữa các nguyên tử của nguyên tố. Ca và O. K và S. Mg và Cl. Na và N. Al và O. Xác định điện hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất
Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép 9 ppm. Nếu thừa NO3- sẽ gây một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin, một hợp chất gây ung thư đường tiêu hóa. Để nhận biết NO3- người ta dùng chất nào sau đây, giải thích:
A. CuSO4 và NaOH
B. Cu và NaOH
C. Cu và H2SO4
D. CuSO4 và H2SO4
Viết công thức electron công thức cấu tạo của các phân tử sau và xác định cộng hoá trị của các nguyên tố trong mỗi hợp chất. Cl2,N2,HCl,NH3,CH4,H2O,H2S,Cl2O,CO2,C2H4,C2H2,C2H6,HCIO,HNO2
11. “Phân tử carboxylic acid có phân cực và chứa liên kết hydro và phải tốn nhiều năng lượng mới có thể phá vỡ liên kết này” nên nhiệt độ sôi của axit cao hơn hẳn rượu tương ứng. VD: ethanol C2H5OH sôi ở 78,3°C còn axit axetic CH3COOH sôi ở 118°C. Hãy biểu diễn liên kết hydro giữa hai phân tử carboxylic acid.
12. Thuyết cơ học lượng tử về liên kết (VB, lai hóa; MO)? Luận điểm của thuyết VB? Theo thuyết VB, liên kết sigma (σ) và liên kết pi (π) được hình thành như thế nào? Đặc điểm cơ bản của 2 loại liên kết này? Trên quan điểm của thyết VB, hãy giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử sau: H2, N2, Cl2, HCl. Cho biết H (Z=1), N (Z=7), Cl (Z=17).
13. Hóa trị của nguyên tố? Cách xác định hóa trị của nguyên tố ở trạng thái cơ bản và kích thích của Be, C, S. Cho biết Be (Z=2), C (Z=6), S (Z=16).
14. Thế nào là sự lai hóa? Các kiểu lai hóa thường gặp? Ý nghĩa của thuyết lai hóa? Đặc điểm của orbital lai hoá? Các kiểu lai hoá?
15. Dựa vào thuyết lai hoá hãy mô tả sự hình thành phân tử BeH2, BH3, CH4, C2H5OH, C2H4, C2H2, CO2, SO2, SO3, CH3Cl, NH3, H2O, NF3. Cho biết Be (Z = 2), H (Z = 1), C (Z = 6), S (Z = 16), Cl (Z =17), N (Z = 7), F (Z = 9), O (Z = 8).
giúp mình nhe mọi người?