Văn bản ngữ văn 8

NN

Viết văn nghị luận :

Đề 1 Tình yêu thương trong đời sống

Đề 2 Cách ăn mặc của hs hiện nay

Đề 3 Hs đối vs tệ nạn xã hội

NN
16 tháng 4 2018 lúc 20:07

Đề 3

Mở bài:

Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, kéo theo nó là các tệ nạn xã hội cũng không ngừng gia tăng. Mặc dù nhà nước đã tăng cường quản lí, siết chặt an ninh, ổn định xã hội nhưng cũng chưa thể gải quyết được vấn đề tệ nạn xã hội đang len lỏi trong đời sống nhân dân. Nguy hiểm hơn, con người ngày nay vì lợi ích bản thân mà bất chấp đạo lí, bất chấp luật pháp khiến cho việc phát hiện và xử lí các tệ nạn xã hội của các cơ quan chức năng trở nên hết sức khó khăn.

Thân bài: Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong đời sống có giai cấp biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh.

Có nhiều tệ nạn xã hội, ví dụ như: nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham nhũng, bộ máy quan liêu, tảo hôn, ấu dâm v.v…nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. Tệ nạn là một trong những nguyên nhân chính phát sinh ra tội phạm, những đối tượng nguy hiểm cho xã hội. Các tệ nạn xã hội còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

* Thực trạng các tệ nạn xã hội đang diễn ra ở nước ta:

Cùng với quá trình gia tăng dân số và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, các tệ nạn cũng diễn ra tràn lan và ngày càng khó kiểm soát. Có thể kể đến những tệ nạn xã hội phổ biến, có tác động sâu sắc đến đời sống con người và trật tự an ninh đất nước như: nghiện hút, cờ bạc, bảo kê, bia rượu, mại dâm, trộm cướp, mê tín dị đoan, hối lộ, tham nhũng,…

Tệ nạn xã hội ở nước ta ngày nay quá nhiều, khá phức tạp, khó khống chế. Nó tác động đến tư tưởng, đạo đức lối sống, tâm lí, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. Môi trường đạo đức và văn hóa lành mạnh bị đe dọa nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị sống và làm mất niềm tin của một bộ phận công chúng.

* Tác hại của tệ nạn xã hội đối với đời sống, an ninh trật tự xã hội và nền kinh tế đất nước:

Đối với bản thân:

Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người. Làm mất tư cách của một người công dân, gây ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước Việt Nam đang trong đà đi tới hội nhập và phát triển.

Người mắc tệ nạn xã hội cũng ít nhiều nêu gương xấu cho thế hệ sau, làm họ đi theo vết xe đổ. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là những con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, đại dịch thế kỷ.

Tệ nạn xã hội là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, tác động xấu đến đạo đức, lối sống, sức khỏe, tri thức của hàng vạn thanh thiếu niên, ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của xã hội, đến tương lai dân tộc. Làm cho con người mất đi nhân cách, mất uy tín trong gia đình, bè bạn và xã hội: Người mắc tệ nạn xã hội có những hành vi không lành mạnh làm nảy sinh những bản năng không lành mạnh làm nảy sinh những ham muốn bản năng, vô đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích, ảnh hưởng tới uy tín bản thân, phá hoại hạnh phúc gia đình.

Tác hại đối với gia đình: Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.

Đối với xã hội: là gánh nặng của xã hội, rối loạn trật tự xã hội, nền văn hóa bị suy đồi. Các tệ nạn xã hội là những hiện tượng gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội; gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện.

Đối với đất nước: Tệ nạn xã hội gây thiện hại lớn về kinh tế cho đất nước và ngân sách nhà nước phải dành một khoảng lớn cho công tác phòng chống, cai nghiện, điều tra, truy tố, xét xử, giam giữ, cải tạo các đối tượng. Tê nạn xã hội là tác nhân gây mất trận tự an ninh xã hội và làm suy thoái đạo đức.

* Nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn trong xã hội:

Do không có lập trường và không tự làm chủ được bản thân mình. Phần lớn đối tượng sa vào tệ nạn xã hội chính là những nam nữ thanh niên tuổi đời còn rất trẻ. Những người có hoàn cảnh gia đình khấm phá, được cha mẹ nuông chiều, lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn diện, xem thường pháp luật và ít hiểu biết, xem những tệ nạn xã hội như trò đùa. Một số khác do hoàn cảnh gia dình éo le, đưa đẩy , bị bạn bè lôi kéo, rủ rê, dụ dỗ và thậm chí là cả ép buộc. Họ không nhận thức được rằng khi thăm gia tệ nạn xã hội chính là tự hủy hoại đi cuộc sống và nhân cách của bản thân mình.

Do nạn thất nghiệp, nghèo, lười lao động, thích ăn chơi, đua đòi, bị lôi kéo, tính hiếu kì, hiếu thắng,thiếu hiểu biết, thiếu tự chủ. Không có sự giáo dục tốt, đầy đủ từ gia đình.

Hệ thống pháp luật của nước ta trong những năm qua, đang trong quá trình hoàn thiện, chưa được đồng bộ. Hiện tượng văn bản pháp luật chồng chéo tạo khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả chưa cao. Các chế tài đối với các hành vi tham gia vào tham gia vào các tệ nạn xã hội chưa đủ mạnh để có tác dụng răn đe phòng ngừa. Việc sử lý hành vi còn chưa nghiêm minh ảnh hưởng đến việc thanh thiếu niên vẫn tham gia vào các tệ nạn xã hội dẫn tới tâm lý xem thường pháp luật và sẽ dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật và phạm tội.

Sự phát triển ồ ạt các trang mạng truyền thông và các phương tiện giải trí khiến giới trẻ dễ sa ngã vào những tệ nạn vốn đã ăn sâu trong đời sống xã hội. Xã hội còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với các vấn đề xã hội ngay trong cộng đồng của mình khiến cho các tệ nạn xã hội có cơ hội xâm nhập và phát triển sâu rộng, gây nên hậu quả nghiêm trọng, khó kiểm soát.

* Giải pháp khắc phục tệ nạn xã hội:

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội:

Về phía bản thân: mỗi cá nhân cần phải cảnh giác trước các tệ nạ xã hôi. Không ngừng ra sức học tập ,rèn luyện đọa đức, tăng cường nghị lực, xây dựng lý tưởng sống lành mạnh tiến bộ trở thành người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Về phía gia đình: cần quan tâm khuyên răn chỉ bảo cho con em mình nhiều hơn, không quá nuông chiều chúng.

Về phía nhà trường: cần thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em nhận thức được những tác hại khó lường của các tệ nạn xã hội.

Về phía xã hội: mọi người cần chung tay góp sức, kết hợp với các cơ quan, đoàn thể để bài trừ những tệ nạn xã hội. Cần xử phạt thật nghiêm những kẻ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, buôn lậu, ăn cắp của công, bài bạc, trộm cắp…

* Bài học nhận thức:

Hãy nói không với tệ nạn xã hội, cụ thể là bảo vệ phẩm cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Để không bị biến thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội, mỗi người phải biết tự cứu lấy mình, biết tuân thủ pháp luật, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết tự mình học hỏi vươn lên trong xã hội. Bạn bè phải khuyên bảo nhau biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và chung tay góp sức đẩy ùi, tiên tới đấu tranh tiêu diện tệ nạn để cuộc sống ngày càng trong sạch tốt đẹp hơn.

Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời.

Kết bài:

Tệ nạn xã hội là quốc nạn của đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh xã hội và chất lượng đời sống con người. Một khi, tệ nạn xã hội còn thì xã hội sẽ không được yên ổn. Bởi thế, kiên quyết phòng chống và bài trừ tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mỗi công dân.

Bình luận (0)
NN
16 tháng 4 2018 lúc 20:04

Đề 1

Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.

Tình yêu thương là gì? Đó chính là sự sẽ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Đó chính là sự đồng cảm, và một tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người. Tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh. Tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi. Bố mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ, từ người mang chung dòng máu với ta. Và khi chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn. Những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi sự sẽ chia, bởi niềm vui và nổi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Và cứ thế, trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Trong đó có một loại tình cảm, được gọi là tình yêu, đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,…. họ viết lên những câu thơ, những bài tình ca ngọt ngào để ca ngời tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất tận. Và còn có một tình yêu đất nước, dân tộc, chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm đồng thân đó cho nhau.

Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. nó trìu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cãi mất mát…..chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mặc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,…Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.

Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,…Chúng ta nên phê phán, nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.

Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Bình luận (0)
NN
16 tháng 4 2018 lúc 20:05

Đề 1

Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.

Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm.

Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu tử, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin – thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chử Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn – người cha hết mực thương còn. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội. vân minh hơn, thì tình thương càng phải được, đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.

Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.

Bình luận (0)
NN
16 tháng 4 2018 lúc 20:06

Đề 2

Tục ngữ có câu “Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Đầu tóc, vẻ bề ngoài, trang phục thể hiện được tính cách, văn hóa của một người. Chính vì vậy, việc lựa chọn trang phục đối với mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt là trang phục của học sinh ngày nay.

Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ,… Trang phục của học sinh là bộ quần áo đồng phục khi đi học; là những bộ quần áo đơn giản, hợp lứa tuổi khi ở nhà, đi chơi. Khi đến trường, học sinh mặc những tấm áo trắng với phù hiệu của trường, mặc quần âu tím than, gợi một vẻ trong sáng hay học sinh khoác trên mình bộ áo dài duyên dáng, cũng có trường đồng phục là những chiếc váy xếp, quần tây. Tuy không quá rực rỡ, nổ bật nhưng quần áo đồng phục vẫn rất đẹp. Còn khi ở nhà, đi chơi, những chiếc quần ngố, áo phông, sơ mi lại rất phù hợp. Trang phục không cầu kì mà vẫn đẹp.

Nhưng ngày nay, rất nhiều học sinh ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng. Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo vẫn muốn “chơi trội”, khi đến trường thì làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. Những chiếc quần đồng phục được cắt sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. Rồi trên mặt những học sinh nào ấy nào là phấn son, tóc để xõa, lòa xòa, nhuộm xanh, nhuộm đỏ. Con trai thì vuốt tóc dựng ngược, trông như những cái đinh. Con gái đi giày cao gót, con trai đi dép tông, trông thật lố lăng, không giống như đang trong trường học,mà như một sàn diễn “thời trang”. Còn khi ở nhà, đi chơi, những bộ trang phục càng trở nên lố lăng hơn. Những nữ sinh “thùy mị” thì mặc những cái quần bó gấu, rách, hay những chiếc quần soóc siêu ngắn, những chiếc áo dây hở hang, trên mặt thì trang điểm thật đậm, chân đi những đôi guốc siêu cao. Còn nam sinh thì mặc những chiếc quần mài, rách, đôi khi còn có cả vết săm trên người. Chắc hẳn, nhìn những người như vậy, ít ai nghĩ họ là học sinh, là lứa tuổi trong sáng.

Nguyên nhân của hiện tượng này thì có rất nhiều, công nghệ thông tin phát triển đồng nghĩa với việc con người tiếp xúc nhiều hơn với mạng thông tin. Học sinh cũng vậy, tiếp xúc với những điều tốt và cả xấu. Điều đó cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới cách ăn mặc của học sinh ngày nay. Có những cô cậu học trò muốn thể hiện mình đẹp, giỏi và muốn thể hiện “đẳng cấp”, họ đã đua đòi, học thói hư, tật xấu, ăn mặc sao cho thật mốt, sành điệu để trở thành “công chúa, hoàng tử” xinh đẹp. Họ không hiểu rằng ăn mặc như vậy tuy mốt nhưng rất lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Có những người bị bạn bè lôi kéo, rủ rê nên đánh mất bản thân vào ăn chơi, lúc nào cũng đua đòi làm đẹp, sành điệu. Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại đem lại rất nhiều tác hại… Trang phục phản ánh văn hóa, nhân cách của mỗi người. Đánh giá một người là học sinh ngoan giỏi đâu phải là đánh giá học lực mà đạo đức còn vô cùng quan trọng. Khi đến trường, mặc đồng phục chỉnh tề, trang nghiêm, đầu tóc gọn gang; ở nhà, đi chơi ăn mặc đơn giản thì hẳn ai nhìn cũng thấy mến ta, có thiện cảm với ta, dù ta học lực chưa giỏi. Nhưng có người tuy học giỏi nhưng ăn mặc lố lăng, lôi thôi thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn tránh xa. Mình tưởng ăn mặc “hợp mốt” là người bị người ta chê, cảm thấy các cảm, không muốn giao lưu, tiếp xúc vơi mình. Vậy tại sao phải thật mốt? Nhìn học sinh như vậy, người ta sẽ đánh giá là kẻ có chữ nhưng không có văn hóa, hiểu thế nào. Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn kém. Hết chạy theo mốt này, rồi mốt kia, biết bao nhiêu tiền cho vừa. Rồi việc chạy theo mốt khiến cho kinh tế gia đình tốn kém, tốn nhiều thời gian, không còn thời gian để học tập, việc học hành lơ là, giảm sút, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bản thân, vừa khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng. Là học sinh, hành động đó không thể chấp nhận được. Có những người khi đã xinh đẹp và sành điệu rồi thì trở nên kiêu kì, lúc nào cũng coi thường, chê bai người khác, nhiều khi nói những lời khiến mình trở thành kẻ hợm hĩnh, khiến người khác tổn thương, tránh xa mình. Thậm chí khi hết tiền mua đồ họ lại nghĩ đến việc trộm cắp tiền. Là học sinh, hành động đó là không thể chấp nhận được.

Mỗi chúng ta, là học sinh, đã có ý thức, suy nghĩ hiểu biết, phải luôn biết cách chọn trang phục. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sang của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mỗi người phải biết suy xét thật kĩ trước khi lựa chọn, mua trang phục. Học sinh không nên đua đòi, chạy theo mốt này, mốt nọ, phải có suy nghĩ đúng đắn về trang phục. Hơn nữa, nhà trường cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc quản lí học sinh về trang phục, nhân cách. Gia đình cũng cần quan tâm hơn về cách ăn mặc của con cái. Hãy ăn mặc thật đơn giản, phù hợp mà lại thật đẹp, các bạn nhé!

Mặc trang phục là để cho người khác ngắm, nhưng với cách ăn mặc lố lăng thì không ai muốn ngắm, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường ngày nay. Tự tin, trong sáng và văn hóa là những gì ta nhận được khi ta ăn mặc thật đẹp, phù hợp với lứa tuổi. Hơn nữa, còn được mọi người yêu mến, ngắm nhìn. Chính vì vậy, mỗi học sinh chúng ta hãy luôn mặc thật phù hợp với mình, không nên đua đòi, chạy theo mốt mới.



Bình luận (0)
NN
16 tháng 4 2018 lúc 20:06

Đề 2

Mở bài:

Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của con người. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm. Dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Dưới góc độ tinh thần nó là một nét văn hóa. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao.

Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trang phục Việt có nhiều thây đổi lớn. Cùng với quá trình hòa nhập với thế giới, trang phục ở nước ta có những “biến dạng” theo hướng tiêu cực đáng báo động. Đặc biệt xu hướng này phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ. Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay được rất nhiều người quan tâm.

Thân bài: * Trang phục là gì?

Trang phục hay y phục là tất cả những con người mặc ở bên ngoài có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người. Đôi khi người ta dùng từ thời trang để chỉ trang phục. Trang phục bao gồm áo, quần để mặc, đồ đội đầu, đồ bảo vệ chân, tay, đồ trang sức,…

* Hiện trạng cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay:

Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề ăn mặc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nhất là giới trẻ. Ngày nay, cách ăn mặc của các bạn trẻ ngày càng có nhiều xu hướng đi ngược truyền thống. Điều đó gây nên nhiều phản cảm trong xã hội. Vấn đề trang phục cử giới trẻ đặt ra nhiều vấn đề để chúng ta cần suy ngẫm.

Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay còn gìn giữ được văn hóa ăn mặc truyền thống. Mặt khác có sự tiếp nhận sáng tạo các xu hướng phát triển của thế giới. Thế hệ trẻ là những đối tượng nhạy bén với thời trang. Họ nhanh chóng thích ứng với nhiều xu hướng, trường phái, phong cách thời trang khác nhau.

Một số bạn trẻ đã tiếp thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp biến ấy giúp các bạn trẻ có phong cách thời trang thanh lịch, nhã nhặn. Lại còn thể hiện sự hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời trang lý tưởng. Đó là phong cách thời trang được mọi người ưa chuộng, tán đồng và ngưỡng mộ.

Có thể thấy, thông qua các bạn trẻ, những kiểu trang phục và phong cách thời trang tiến bộ của thế giới đã được phổ biến khá rộng rãi tại nước ta trong thời gian qua.

Dù các xu hướng thời trang thế giới phát triển và xâm nhập mạnh vào các nền văn hóa trong thời gian qua. Song các kiểu thời trang truyền thống vẫn còn yêu thích và sử dụng rộng rãi ở nước ta. Ta có thể thấy các kiểu áo dài truyền thống, sơ mi, áo bà ba,… vẫn còn phổ biến. Một vài kiểu trang phục mới cách tân cho phù hợp với sở thích và thời đại mới xuất hiện ồ ạt.

Trang phục truyền thống vừa tiện lợi vừa phản ánh nét nhã nhặn, thanh lịch mặn mà, lại thể hiện sâu sắc nền văn hóa thuần hậu của dân tộc. Kết hợp với nét hiện đại trẻ trung làm tôn vinh vẻ đẹp Việt Nam. Bởi thế, thật dễ hiểu vì sao chiếc áo dài trong mấy trăm năm qua vẫn được các bà các cô ưa chuộng.

Tuy nhiên, ngày nay, có một số bạn trẻ có dấu hiệu lệch lạc trong phong cách ăn mặc. Họ bắt chước cách ăn mặc của các thần tượng hoặc đua đòi theo xu hướng thời trang “kì lạ”. Mục đích là tạo ra sự khác biệt, gây chú ý từ người khác. Nhưng điều mà các bạn trẻ chú ý không phải là phong cách đẹp đẽ, kín đáo, phù hợp. Cái các bạn quan tâm là sự lập dị, bụi bặm hoặc hở hang. Một xu hướng thời trang “lệch chuẩn” có dấu hiệu bùng phát mạnh.

Quá ngắn, quá mỏng, quá hở hoặc kì quặc là những từ người ta thường dùng để chỉ phong cách ăn mặc này. Tại các thành phố lớn, ta vẫn thường gặp những bạn trẻ có cách ăn mặc táo bạo này. Những chiếc áo quá mỏng, quá hở, quần jean xé gấu, áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ tối nghĩa hoặc tục tĩu,… vẫn thường xuất hiện trên đường phố.

Đây là một trong những suy nghĩ lệch lạc của một bộ phận giới trẻ. Đặc biệt là các bạn nữ là lối ăn mặc hở hang, “mặc như không mặc”. Ra đường, không khó để bắt gặp những chiếc quần ngắn cũn cỡn làm người ta đỏ mặt. Hay những chiếc áo xuyên thấu có thể nhìn thấy toàn bộ nội y bên trong. Khoe vẻ đẹp hình thể vốn là một nhu cầu của con người. Nhưng khoe mẽ một cách quá lố lại đi ngược với đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục.

Thậm chí, nhiều người còn sử dụng phong cách ấy ở những nơi công sở, chốn công cộng. Kể cả những nơi tôn nghiêm, thành kính khác.… gây sự phản cảm cho mọi người. Ta vẫn thường thấy những kiểu tóc lạ lẫm nhiều màu hay những hình xăm quái dị. Ta cũng thường thấy những kiểu kết hợp trong ăn mặc rắc rối, xa lạ. Những kiểu trang phục thiếu sự thân thiện, thiếu thẩm mĩ mà các bạn trẻ cho là bình thường. Một chiếc váy ngắn, một chiếc áo khoét cổ rộng lại xuất hiện trên sân chùa, viện bảo tàng, khu tưởng niệm, nhà văn hóa thì thật là không có văn hóa.

Vẻ đẹp ăn mặc truyền thống vốn tồn tại trong đời sống thường ngày dần mất đi bản sắc. Điều này khiến chúng ta lo lắng trước những đổi thay về văn hóa trong quá trình hội nhập. Từ trước đến nay, chưa bao giờ cách ăn mặc của người Việt Nam lại gây xôn xao như vậy. Nhất là một bộ phận giới trẻ ngày nay lại gây đau đầu cho những cơ quan văn hóa. Vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong cách ăn mặc cần được chú trọng.

* Nguyên nhân của lối ăn mặc phản cảm, phản văn hóa:

Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh những lối ăn mặc “dị hợm” này. Trước hết, là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Khi đất nước mở cửa mở ra cơ hội giao lưu của các nền văn hóa thế giới. Điều này cho phép các bạn trẻ tiếp cận và tiếp nhận các kiểu trang phục của các dân tộc trên khắp thế giới. Sự bắt chước khập khiễng được xem là một cơ hội để thể nghiệm và khẳng định bản thân. Thời đại internet mở rộng đẩy mạnh tốc độ trao đổi thông tin không giới hạn. Khả năng tiếp cận và sáng tạo cao khiến cho nhu cầu học hỏi cũng tăng theo.

Nguyên nhân chính là do sự suy đồi đạo đức, lối sống đua đòi của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Họ thích làm nổi bậc mình một cách bồng bột. Họ thích sống khác thường theo kiểu thời thượng kì quặc, lố lăng. Nhiều người không quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống hay cảm nhận của người khác. Từ đó, làm nảy sinh những lối ăn mặc phản cảm, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Trào lưu chạy theo “mốt” từ đó cũng ra đời và phát triển dần, đặc biệt người cập nhật xu hướng luôn là các bạn trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những bộ cánh đẹp mắt thì vẫn có những trang phục gây khó chịu với người đi đường. Lối ăn mặc “độc”, “lạ” và “dị” không giống ai của giới trẻ là một trong những vấn đề đáng quan ngại.

Tuổi trẻ luôn tò mò, hào hứng với những cái mới mẻ, cái khác lạ. Điều đó dẫn đến tình trạng lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi ứng xử của con người. Những chiếc áo, chiếc quần màu mè, sặc sỡ đi kèm với những phụ kiện kì dị càng gây nên sự mất thiện cảm với người khác. Các bạn trẻ cho rằng đấy là “phong cách”, là “cá tính”. Thực chất, những bộ trang phục “không giống ai” mà họ mặc trên người chỉ gây sự chú ý khi ra đường theo hướng tiêu cực.

Không chỉ thế, ngày nay, một bộ phận nghệ sĩ, ca sĩ trẻ – những người luôn xuất hiện và gây ảnh hưởng đối với công chúng – lại cổ súy cho phong trào ăn mặc hở hang, phản cảm ấy. Họ thường xuất hiện trước công cúng với những kiểu trang phục gây “sock”, mới và lạ nhằm thu hút sự chú ý của khán giả. Những kiểu ăn mặc phản văn hóa ấy vô tình được ca ngợi, đề cao, trở thành “mốt” được các bạn trẻ hâm mộ, bắt chước và sao chép một cách khập khiễng.

Gia đình chưa có cách giáo dục đúng đắn con em của mình. Xã hội còn thờ ơ, thiếu quan tâm hay điều chỉnh xu hướng sở thích của giới trẻ. Sự khác biệt luôn được đề cao. Nhưng khác biệt mà vi phạm các giá trị thẩm mĩ truyền thống và đạo đức con người thì cần phải loại bỏ. Những giá trị lệch chuẩn cần phải đả kích và loại trừ ra khỏi cuộc sống.

* Giải pháp điều chỉnh lối ăn mặc phản cảm của giới trẻ hiện nay:

Phong cách ăn mặc thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người. Nó còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội. Qua phong cách ăn mặc của giới trẻ ta hiểu đất nước đó phát triển đến độ nào. Do vậy, các bạn trẻ cần chú ý khi lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng, hoàn cảnh và xu thế thời đại. Nhưng quan trọng hơn cả là không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Nâng cao năng lực thẩm mĩ, xu hướng thời trang tiến bộ là việc cần làm của giới trẻ hiện nay.

Nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm hơn nữa việc giáo dục, điều chỉnh phong cách ăn mặc cho giới trẻ. Xác định những kiểu trang phục truyền thống còn phù hợp với thị hiếu. Từ đó, phát huy nó trong thời đại mới. Đồng thời định hướng cho giới trẻ tiếp nhận những kiểu trang phục phù hợp của các dân tộc trên thế giới để giới trẻ có lụa chọn đúng đắn. Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực, đề cao đạo đức. Vừa giáo dục vừa định hướng để tạo bản lĩnh hội nhập cho giới trẻ trong thời đại hiện nay.

Nghiêm cấm các kiểu trang phục phản cảm trong các cuộc trình diễn nghệ thuật. Nghiêm cấm việc dùng trang phục hở hang nhằm lôi kéo đám đông của các ca sĩ, nghệ sĩ.

Kết bài:

Việc lựa chon ăn mặc như thế nào là quyền của mỗi cá nhân. Song qua trang phục làm con người đẹp hơn là một điều cần phải quan tâm hơn nữa. Trang phục phù hợp, đứng đắn sẽ giúp các bạn trẻ dễ thành công hơn trong cuộc sống.

Bình luận (0)
NN
16 tháng 4 2018 lúc 20:07

Đề 3

Ở nước ta hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần; tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay.

Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất hiều tệ nạ xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, …trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra nhiều tác hại nhất đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò, … và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh. Con người buồn, vui, nóng nảy, giận dữ bất cứ lúc nào. Khi đã nghiện ma túy thì người nghiện có nguy cơ bị các bệnh khác tấn công do hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi đã nghiện nặng thì con người mất dần khả năng lao động và có thể dẫn đến cái chết. Khi lên cơn nghiện họ sẽ không còn làm chủ được bản thân, mất khiểm soát, điều đó sẽ dễ dẫn đến tấn công người khác. Không chỉ vậy, người nghiện ma túy còn làm ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.

Những gia đình có người nghiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần, có khi làm cho gia đình tan vỡ. Nếu cha mẹ nghiện thì con cái sẽ không được chăm sóc, học hành đến nới đến chốn. Từ đó những người con này có thể sẽ là gánh nặng cho xã hội. Nếu con cái nghiện ngập thì cha mẹ không được sống yên ổn, mất danh dự gia đình …

Ma túy không chỉ gây tác hại đói với cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đất nước có nhiều người nghiện thì sức lao động sẽ bị giảm. Nòi giống bị suy thoái, sinh ra những đứa con tật nguyền, quái thai. Nhà nước lại phải bỏ tiền ra chăm lo. Ma túy cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn, nhiều loại tội phạm khác như mại dâm, cướp đật, trộm cắp, … làm mất trật tự xã hội. Hàng năm đất nước phải bỏ ra một nguồn tiền khổng lồ để duy trì pháp luật, duy trì cuộc sống cho những người này làm ảnh hưởng đến ngân sách cũng như các chế độ phúc lợi khác.

Để phòng, chống nạn ma túy, pháp luật nước ta quy định: nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng các chất ma túy trái phép; những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.Mỗi chúng ta phải biết sống giản dị, lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đất nước ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc, bản thân khỏe mạnh.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
YS
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết