Văn bản ngữ văn 9

HP

Viết một văn bản dài trang giấy thi để trả lời câu hỏi : Thế nào là sống đẹp?

MV
14 tháng 7 2018 lúc 7:05

I. Tìm hiểu đề

- Câu thơ của Tố hữu viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp của con người, vấn đề mà mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn và rèn luyện một cách tích cực.

- Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống đẹp là sống không ngừng học tập mở mang kiến thức, rèn luyện hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích.

- Để sống đẹp, con người cần:

+ Xác định lí tưởng, mục đích sống đúng đắn cao đẹp.

+ Bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu.

+ Làm cho trí tuệ, kiến thức mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt.

+ Cần hành động tích cực, lương thiện, có tính xây dựng ...

- Với đề bài này, có thể vận dụng các thao tác lập luận như: giải thích thế thao là sống đẹp; phân tích các khía cạnh biểu hiện của lô'i sống đẹp; chứng minh, bình luận bằng việc nêu gương những cá nhân, tập thể sống đẹp; bàn cách thức rèn luyện cách sống sao cho đẹp; bác bỏ lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí nghị lực ...

- Bài viết có thể dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong văn học.

II. Lập dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề

+ Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.

+ Gián tiếp: lựa chọn lối sông là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối

với bạn trẻ.

+ Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kì, trục lợi.

- Nêu vấn đề: vấn đề sông đẹp mà cầu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực

2. Thân bài

Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.

- Câu thơ của Tô' Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sông đẹp trong cuộc sống mỗi con người.

- Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người tư khi xã hội xuất hiện Hiển văn minh, văn hóa.

- Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sông có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, người khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến

Bị guời khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sông với tâm hồn, tình cám nhân cách, suy nghĩ khát vọng chinh đáng, cao đẹp.

- Câu thơ của Tô' Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định con người cần rèn luyện cách sống đẹp.

- Biểu hiện của lối sống đẹp

Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp:

+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.

+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.

+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.

Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:

+ Sống hiếu nghĩa với người thân.

+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.

+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.

+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.

- Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:

+ Học đế biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.

+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.

+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.

- Sống phải hành động lương thiện, tích cực:

+ Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.

+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.

c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.

- Thói ích ki, vụ lợi không lứiừng làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,

- Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.

- Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.

- Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn ... dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.

- Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.

- Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.

- Xác định mạc đích sông rõ ràng.

- Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.

3. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp

+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người.

+ Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.

Bình luận (0)
MV
14 tháng 7 2018 lúc 7:06

Bài làm

Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là đối với tuổi trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và lý tưởng lại bộc lộ rõ nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích? Tiền đề tươi sáng? Thế nào là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp?

“Sống đẹp” không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở … mà đó là những việc làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Ðịnh nghĩa về “Sống đẹp” sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Có thể hiểu “Sống đẹp” là sống có ích, là sống có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sáng. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng hoàn thành tốt công việc mình đang làm cũng là sống đẹp

Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất qúy giá, nhưng tất cả đều được tình nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của mộ t con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Họ đã có niềm tin tuyệt đối vào độc lập tự do, có lý tưởng cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vô tư dâng hiến tuổi trẻ và cuộc đời cho đất nước. Niềm tin và lý tưởng ấy được bồi đắp và khích lệ mạnh mẽ bởi sự hy sinh lớn lao và nhân cách cao cả của bộ máy lãnh đạo mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy. Ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình,

khi chiến tranh đã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại đều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất nước. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng của bản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước và sẽ là những đoá hoa thơm có ích giữa cuộc đời như lời Bác đã khẳng định khi tham dự Đại hội Đoàn lần thứ III năm 1961 “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.

“Sống đẹp” là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình … Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo … tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Chúng ta thật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều

Bình luận (0)
TS
14 tháng 7 2018 lúc 7:36
1. Mở bài: - Câu thơ: Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? trích từ bài Một khúc ca của nhà thơ Tố Hữu, sáng tác năm 1979, sau khi đất nước hòa bình thông g nhất được bốn năm. - Trong hoàn cảnh cả dân tộc hăng hái bắt tay vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc thì mọi người cần phải có quan điểm sống đúng đắn. Xã hội không chấp nhận lối sống cá nhân ích kỉ. 2. Thân bài: a. Giải thích: Thế nào là sống đẹp? - Quan niệm sông đẹp của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn xưa. Đó là nếp sống trong sạch, thanh cao, nhân ái. - Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi cũng nêu cao quan điểm sống đẹp: Tiên thiên hạ chi ưu, nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc. (Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). - Ở thế kỉ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động, khuyến khích và cổ vũ phong cách sống: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Bản thân Bác là tấm gương tuyệt vời cho nhân dân noi theo. b. Chứng minh - Bằng cuôc đời phấn đấu, hi sinh vì nước, vì dân của Bác. - Bằng tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ. - Bằng các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, (Nêu một số gương sáng tiêu biểu trong thực tế cuộc sống). 3. Kết bài: - Sống đẹp là quan điểm sống đúng đắn, đáng ca ngợi. - Ai cũng cố gắng sống đẹp thì đất nước sẽ phát triển rất nhanh.
Bình luận (0)
DT
14 tháng 7 2018 lúc 8:45

I.Tìm hiểu đề

– Câu NÓI TRÊN viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp của con người, vấn đề mà mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn và rèn luyện một cách tích cực.

– Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống đẹp là sống không ngừng học tập mở mang kiến thức, rèn luyện hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích.

– Để sống đẹp, con người cần: '

+ Xác định lí tưởng, mục đích sống đúng đắn, cao đẹp.

+ Bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu.

+ Làm cho trí tuệ, kiến thức mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt.

+ Cần hành động tích cực, lương thiện, có tính xây dựng…

-Với đề bài này, có thể vận dụng các thao tác lập luận như: giải thích thế nào là sống đẹp; phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp; chứng minh, bình luận bằng việc nêu gương nhữlig cá nhân, tập thể sống đẹp; bàn cách thức rèn luyện cách sống sao cho đẹp; bác bỏ lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí nghị lực…

– Bài viết có thể dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chưng trong văn học.

II.Lập dàn ý

1.Mở bài

-Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề

+ Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.

+ Gián tiếp: lựa chọn lối sống là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ.

+ Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỉ, trục lợi.

– Nêu vấn đề: vấn đề sống đẹp mà câu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề mỗi con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực.

2. Thân bài

a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.

Ý nghĩa câu nói: con người sống phải có ước mơ, lí tưởng và khát vọng lớn lao, để hoàn thiện nhân cách, năng lực giúp mình, giúp đời.

– Câu NÓI viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người.

– Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh, văn hóa. '

– Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sống có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, sống khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến người khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sống với tâm hồn, tình cảm nhân cách, suy nghĩ khát vọng chính đáng, cao đẹp.

– Câu NÓI là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định hướng con người cần rèn luyện cách sống đẹp.

b.Biểu hiện của lối sống đẹp

– Sống có lí tưởng, mục đích đứng đắn, cao đẹp:

+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.

+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.

+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thản.

-Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:

+ Sống hiếu nghĩa với người thân.

+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.

+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực.

+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.

-Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:

+ Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.

+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.

+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.

-Sống phải hành động lương thiện, tích cực:

+ Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.

+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.

c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.

– Thói ích kỉ, vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,

-Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.

-Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kí năng sống, kĩ năng ỉàm việc và quan hệ xã hội.

-Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn… dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.

d. Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.

-Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.

-Xác định mục đích sống rõ ràng.

-Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.

3. Kết bài

– Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp.

+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người. .

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DT
Xem chi tiết
HK
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
SH
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết