Hành động của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chứng minh rằng "Ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh". Sự phản kháng của chị Dậu cũng là một biểu hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, dù mang tính cách tự phát, nhưng vẫn thể hiện một tiềm lực tốt của giai cấp nông dân. Khi có sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân vùng lên đấu tranh với sức mạnh quật khởi bằng ý thức tự giác cách mạng. Đó là 1 hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám có lòng thương yêu chồng, có tinh thần đấu tranh dũng cảm chống mọi áp bức, bất công của chế độ thực dân phong kiến.Đó cx chính là hình ảnh người phụ nữ xưa.Họ là những người luôn lạc quan , mạnh mẽ , đảm đang và giầu tình thương. Ngày nay, nông thôn Việt Nam dã có nhiều đổi mới. Xóm làng đã ngói hóa, ánh điện đã tỏa sáng khắp xóm thôn.Thật đáng trân trọng vẻ đẹp có ủa người phụ nữ!
Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng giai đoạn 1930-1945. Trong tác phẩm của ông, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân với những phẩm chất quý báu. Đó là nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn”. Đặc biệt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” thể hiện tập trung nhất, rõ ràng nhất tính cách của chị Dậu. Chị Dậu là một người vợ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng. Anh Dậu mới được trả về nhà trong tình trạng đau đớn hoảng sợ vì bị bọn lí trưởng cường hào đánh đập dã man. Đón chồng trở về trong tình cảnh ấy, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bị trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới. Trong hoàn cảnh ấy, người phụ nữ nhỏ bé, yếu mềm đã trở thành trụ cột của cả gia đình.Bên cạnh đó, chị Dậu còn là một người phụ nữ dũng cảm chống lại áp bức bất công. Ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ tên cai lệ để hăn tha cho anh Dậu,thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Khi chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt vì tức giận những vẫn cố gắng chịu đừng, níu tay tên cai lệ, tiếp tục van xin. Nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”,chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa khi tên cai lệ đấm vào ngực chị và sấn đến chỗ anh Dậu, chị đã lớn tiếng cảnh báo hắn: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Từ vị thế kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị thế của người trên để mắng chúng cho hả giận. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi. Diễn biến tâm trạng và hành động của chị Dậu phản ánh quy luật tức nước vỡ bờ, có áp bức, có đấu tranh. Hành động chống trả quyết liệt của chị Dậu chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi, không sợ cái xấu, cái ác. Đây mới chỉ là hành động bộc phát, chưa phải là sự vùng lên của một người đàn bà đã được giác ngộ Cách mạng. Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm “ Tắt đèn”. Qua đó, nhà văn đã giành tình cảm ưu ái, xót thương và cảm phục cho nhân vật chị Dậu, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.