Trong Biên niên sử Tam Quốc chí do Trần Thọ chủ biên không có đoạn nào nhắc đến Điêu Thuyền là 1 người, chỉ nhắc đến:"Lữ Bố thông gian với 1 điêu thuyền của Trác, sợ bị bại lộ, nên hợp tác với Vương Doãn để giết Trác"
Sử gia Lê Đông Phương giải thích: "Hai chữ Điêu Thuyền vốn là tên một chức quan trong cung thời Hán, địa vị thấp hơn phi tần khá nhiều. Đây không phải là tên người. Khi Đổng Trác vào cung vua hoành hành đã bắt nhiều phụ nữ mua vui, nên một a hoàn vốn là Điêu Thuyền của triều đình có thể có trong nhà Đổng Trác chứ không thể có trong nhà Vương Doãn".
Nhân vật Điêu Thuyền thực chất chỉ là hình ảnh hư cấu của La Quán Trung, không được xác nhận trong sử sách. Lê Đông Phương nhấn mạnh vào vụ việc Lữ Bố giết Đổng Trác:"Người a hoàn của Đổng Trác mà Lữ Bố tư thông có phải chính là Điêu Thuyền trong Tam Quốc diễn nghĩa hay không, chuyện ấy hoàn toàn không quan trọng; điều quan trọng là Lữ Bố đã giết Đổng Trác có sự xúi giục của Vương Doãn".
Hình tượng nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]Một tạp khúc thời nhà Nguyên tên Cẩm Vân đường Ám định liên hoàn kế (錦雲堂暗定連環計), có một mỹ nữ là con gái Nhậm Ngang (任昂), tiểu tự Hồng Xương (紅昌) được cho là nguyên mẫu của hình tượng Điêu Thuyền. Về sau, khi La Quán Trung viết tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, đã dùng hình ảnh này để tạo nên Điêu Thuyền.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả Đổng Trác và Lữ Bố để tùy cơ ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác. Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lữ Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lữ Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trácvì muốn cướp lấy Điêu Thuyền từ tay Đổng Trác.
Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên: "Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này". Tam Quốc diễn nghĩa không nói rõ kết cục của Điêu Thuyền.
Văn thơ ca ngợi[sửa | sửa mã nguồn] Đổng Trác đuổi Lữ Bố.Có bài hát ca ngợi vẻ đẹp của Điêu Thuyền:
Phải người cung cũ Chiêu Dương?
Xiêm y mây cuốn vương vương cánh hồng
Nhẹ nhàng mình liễu như bông,
Gót hài uyển chuyển trên lòng bàn taỵ
Động đình lạc lối hoa bay,
Lương châu thoăn thoắt sen cài bước chân
Nhà vàng gió cợt cành xuân,
Trăm hoa nhường vẻ thanh tân một người!
Lại có người tả cảnh Đổng Trác mê say tiếng đàn, giọng hát, ánh mắt và vẻ xuân của nàng:
Nhất điểm anh đào khải giáng thần.
Lưỡng hàng toái ngọc phún dương xuân.
Đinh hương thiệt thổ hành cương kiếm.
Yêu trảm tà gian loạn quốc thần!
Tạm dịch:
Một đóa anh đào chúm chím môi,
Đôi hàng răng ngọc rạng xuân tươi.
Hương đưa đầu lưỡi tàng hơi kiếm:
Chém chết gian thần có lúc thôi!
Đó là khi:
Rèm châu vừa cuốn lên, thì Điêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y thướt tha, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như tiên nữ nhập động. Điêu Thuyền lại hát. Nàng vừa cầm phách gõ nhịp cất giọng ca. Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng thánh thót như rót vào tai, mà huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách.
Chính kế sách liên hoàn li gián của Vương Doãn và Điêu Thuyền đã giết Đổng Trác, là việc mà 18 lộ chư hầu binh hùng tướng mạnh của Viên Thiệu không làm được.
Trong "Thánh Thán Ngoại Thư", Mao Tôn Cương viết về Điêu Thuyền như sau:
"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!"
trên mạng đó bạn ơi!
đợi mk xíu mk làm lữ bố cho
Lã Bố (chữ Hán: 呂布; 160-199) còn gọi là Lữ Bố tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã tham gia cuộc chiến quân phiệt cuối thời Đông Hán và cuối cùng bị thất bại.
Lã Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ). Ông được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lã Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Lã Bố được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu. Hình ảnh Lã Bố có thể liên hệ tới vị anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh[cần dẫn nguồn]. Lã Bố đã từng một mình đánh với cả ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi.
Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡiNgựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh 2 cực phẩm nhân gian này. Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất tuấn tú.