Văn mẫu lớp 8

PM

viết đoạn văn từ 10-15 dòng trình bày suy nghĩ của em và nhân vật chị dậu

HP
26 tháng 9 2018 lúc 21:36

* Luận điểm 1: Giải thích vấn đề:

- Vào trường học là lớn lên trong sự thông thái : vì đó là nơi học sinh được học tập, được rèn luyện để tăng trí tuệ, kiến thức và khả năng ứng xử của mình ...

- Ra đi để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn: nghĩa là vận dụng kiến thức đã được học để phục vụ đất nước, xã hội, nhân dân ...

* Luận điểm 2: Khẳng định, đánh giá vấn đề:- Nếu một con người không có kiến thức, không có sự hiểu biết thì không thể phục vụ và cống hiến. Vì vậy, có tài năng sẽ phục vụ xã hội một cách hiệu quả hơn - Con người phải nhận thức về trách nhiệm đối với bản thân và xã hội – “ngày nay học tâp,ngày mai giúp đời”.- Khi được giáo dục thành tài, thì con người có cần cống hiến cho xã hội . - Điều ấy được biểu hiện bằng những hành động cụ thể, nhận thức trong hiện tại (học tập) vàtương lai (cống hiến).- Bất kì một đất nước nào cũng cần đến nhân tài. Có những con người như thế thì đất nướcmới phát triển bền vững.* Luận điểm 3: Mở rộng vấn đề - Tất cả mọi người, khi ngồi vào ghế nhà trường đều phải quyết tâm học tập và rèn luyện đểtrở thành người toàn đức, toàn tài. Từ đó, đem tài năng mà phục vụ tốt hơn cho đất nước,cho đồng loại của mình. - Đây cũng chính là trách nhiệm của tất cả mọi học sinh hiện nay - những thế hệ tương lai của đất nước. - Cần phê phán thái độ học tập thiếu nghiêm túc, không có ý thức rèn luyện phấn đấu hoặc có tài năng mà không phục vụ cho xã hội một cách tích cực


Bình luận (0)
HP
26 tháng 9 2018 lúc 21:37

xin lỗi trả lời lộn

Bình luận (0)
HP
26 tháng 9 2018 lúc 21:38

đây với đúng

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
PB
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết