Bài 13: Chính sách giáo dục- khoa học, công nghệ và văn hoá

HA
16 tháng 4 2022 lúc 8:16

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

2. Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.

BỮA SAU ĐỪNG GHI TẮT

Bình luận (0)
VG
16 tháng 4 2022 lúc 12:14

Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo như Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”; cường quốc Mỹ cũng luôn chú trọng đến việc “Tập trung cho đầu tư giáo dục - đào tạo và thu hút nhân tài”; một người bạn lớn của Việt Nam là Liên xô trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội”.Cụ thể hơn sẽ như sau 

Vị trí của giáo dục và đào tạo

+ Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã có nhiều quan điểm chỉ đạo về phát triển GD và ĐT. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với các Bộ trưởng 6 nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ, trong đó có nhiệm vụ về giáo dục: Diệt giặc dốt.

+ Nghị Quyết TW 3, khoá 7 năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.

+ Nghị quyết TW 2, khoá VIII: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”.   

+ NQTW 8, khoá XI: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.  

+ Quan điểm coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu đã được cụ thể hoá thành các chính sách như: Chính sách đầu tư cho giáo dục. Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đầu tư ngân sách cho giáo dục lớn.

+ Hiện nay các cơ sở giáo dục và đào tạo được mở rộng, số lượng trường, lớp, giáo viên học sinh tăng lên, hệ thống các cơ sở dạy nghề, hệ thống các trường CĐ, ĐH được tăng về số lượng, phát triển về chất lượng.

+ Trường Đại học Tây Bắc được thành lập năm 2001 cũng nằm trong tiến trình đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, là một sự đổi mới trong tư duy phát triển, trước đây chúng ta cho rằng, trường ĐH chỉ được thành lập ở các vùng trung tâm kinh tế - văn hoá, nhưng ĐH Tây Bắc đã được thành lập ở một vùng kinh tế nghèo, khó khăn, vùng cao của đất nước. Cũng nằm trong tiến trình phát triển, vừa qua hai trường ĐH nữa cũng đã được thành lập ở vùng miền núi của Tổ quốc đó là trường ĐH Tân Trào - Tuyên Quang; ĐH Phanxipăng ở Lào Cai. Tỉnh Sơn La hiện nay có 1 trường ĐH và 4 trường cao đẳng. Hệ thống trường lớp ở bậc phổ thông ngày càng mở rộng. Việc xã hội hoá giáo dục đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số được đẩy mạnh.

+ Như vậy, quan điểm coi GD và ĐT là quốc sách hàng đầu của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, ở vị trí hàng đầu, GD và ĐT có vai trò rất quan trọng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết