Bài 8: Chủ nghĩa xã hội

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Chủ nghĩa Xã hội và những đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam 

a) Chủ nghĩa Xã hội là giai đoạn đầu của xã hội Cộng sản chủ nghĩa

Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua 5 chế độ xã hội từ thấp đến cao:

               - XH Cộng sản nguyên thuỷ

               - XH Chiếm hữu nô lệ.

               - XH Phong kiến.

               - XH Tư bản chủ nghĩa.

               - XH Cộng sản chủ nghĩa.

- Các chế độ xã hội sau có trình độ phát triển cao hơn và tiến bộ hơn so với các xã hội trước đó.

- Yếu tố đóng vai trò quyết định sự thay đổi chế độ xã hội, đó là sự phát triển kinh tế, trong đó sự phát triển Lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định nhất.

- Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin Xã hội Cộng sản chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn từ thấp đến cao:

+ Giai đoạn đầu (giai đoạn thấp - Chủ nghĩa xã hội)

 + Giai đoạn sau (giai đoạn cao - Chủ nghĩa cộng sản)        

Sơ đồ hệ thống các nước đã từng tự tuyên bố là nước Xã hội Chủ nghĩa.

- Hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa khác nhau ở cách thức phân phối sản phẩm. Ở Chủ nghĩa Xã hội là làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Còn ở Chủ nghĩa Cộng sản là làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

@92523@@92524@@92525@

b) Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam

Nước ta xây dựng Chủ nghĩa Xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh (vận dụng tư tưởng Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam).

- Là một xã hôi dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

- Do nhân dân làm chủ.

- Có nền Kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ  sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuấy

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

- Con người được giải phóng khỏi áp bức , bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện.

- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, điều kiện, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 

- Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. 

=> CNXH mà chúng ta đang xây dựng là một xã hội phát triển, tốt đẹp hơn các xã hội trước đó.

@92526@@92527@

2. Quá độ lên CNXH ở nước ta 

a) Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam 

*Hai hình thức quá độ đi lên CNXH là:

- Một là: Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH.

- Hai là: Quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ TBCN. 

- Khi đất nước thống nhất thì ở nước ta chưa có CNXH với đầy đủ và hoàn chỉnh những đặc trưng của nó.

- Để có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và không còn bị bóc lột, chúng ta phải xây dựng chế độ xã hội XHCN.

Vì:

 + Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự độc lập.

 + Chỉ có CNXH mới xoá bỏ tận gốc cơ sở sinh ra bóc lột (chế độ tư hữu về TLSX).

Việt Nam từng bị tư bản Pháp bóc lột nặng nề.

+ Giải phóng người lao động khỏi áp bức, bóc lột, đưa họ từ người nô lệ trở thành người làm chủ xã hội; mới đem lại cuộc sông ấm no, tự do và hạnh phúc; mọi người có điều kiện phát triển toàn diện.

=>Như vậy tất yếu đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và nhân dân ta là xu thế phát triển tất yếu của thời đại.

b) Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta

- Chính trị: Vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được tăng cường, Nhà nước ngày càng được củng cố và hoàn thiện.

Đảng giữ vai trò lãnh đạo trong mọi hoạt động của đất nước.

- Kinh tế: Tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa; Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Tư tưởng, văn hóa: còn tồn tại những tư tưởng, văn hóa lạc hậu, những tàn dư, tư tưởng của xã hội cũ. 

- Xã hội: còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp. Đời sống nhân dân còn chênh lệch,vẫn còn sự khác biệt giữa lao động trí óc và chân tay.

 => Thời kì quá độ lên CNXH còn tồn tại nhiều yếu tố khác nhau, thậm chí đối lập nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Cùng những bước tiến trong quá trình xây dựng CNXH, các nhân tố tích cực của CNXH ngày càng phát triển và chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đảm bảo CNXH được xây dựng thành công.