Bài 12 : Nước Văn Lang

NT

truye thanh giong noi len truyen thong tieu bieu gi cua dan toc ta ?

GIUP MINH VOI !!!!!!

VK
5 tháng 12 2016 lúc 11:32

Cách đây hàng ngàn năm, trên vùng đất màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, nước Văn Lang đã được hình thành dưới sự hợp nhất một cách tự nguyện của mười năm bộ lạc. Ở nơi sinh tụ giàu tiềm năng đó, các bộ lạc chung sống một cách hòa hợp, đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng chung tay lao động, đối chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Thời gian trôi qua, con người vẫn cần cù, hăng say lao động, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Biết bao mồ hôi, xương máu đã đổ xuống, thấm đẫm, làm trù phú mảnh đất quê hương, dệt nên non sông gấm vóc khôn thiêng. Và cũng qua chính những chặng dài lịch sử ấy mà lòng người càng gắn sâu vào đất, tình yêu quê hương, đất nước ngày càng đậm đà, tha thiết. Từ đó mà một nền văn hóa đặc sắc mà “lòng yêu nước” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bề dày lịch sử được hình thành và phát triển rực rỡ, là cái nguồn, cái giếng cấp nước tưới cho những giá trị tinh thần khác đơm hoa kết trái.
Điều này được thể hiện rất rõ qua nền văn học nước nhà khi dòng văn đứng đầu luôn là văn chương yêu nước, những truyện đứng đầu luôn là chuyện yêu nước, yêu giống nòi (bốn truyện thần thoại đứng đầu: sự tích Hồng Bàng, truyện Sơn Tinh, truyện Thánh Gióng, truyện Thần Rùa Vàng) mà tiêu biểu nhất là truyện Thánh Gióng – một câu chuyện luôn trường tồn với dân tộc qua bao biến cố lịch sử, một truyện mà những tinh túy của nó luôn được bảo tồn và phát triển suốt hàng ngàn năm lịch sử và cho tới tận ngày nay.
Truyện Thánh Gióng quả thật có rất nhiều ý nghĩa mà ý nghĩa đầu tiên phải kể đến đó là lòng yêu nước thiết tha, sâu đậm của mỗi người con xứ sở:
Truyện Thánh Gióng có thể được xem như một cách mà ông cha ta tổng kết lịch sử các cuộc chiến thắng chống ngoại xâm thời cổ đại. Nét đẹp của truyện ngày một được tô đậm qua từng lời truyền miệng của nhân dân để rồi qua thời gian, truyện trở nên đẹp trong từng chi tiết và ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: ông Thánh là hình ảnh tượng trưng cho những người dân thuở ấy với những nét đẹp nhất, tiêu biểu nhất, cao quý nhất của những người con yêu nước:
- Cha Gióng là ông thần Khổng Lồ. Ông Khổng Lồ này đi hái cà trong cơn lốc, để lại dấu chân trong vườn cà, để rồi mẹ nó đặt chân lên dấu mà thụ thai sinh ra nó – một đứa bé không tên ở làng Gióng. Đứa trẻ này không tên vì nó là mọi người. Cha nó là một ông Khổng Lồ - một ông Khổng Lồ rất dân giã khi ra đồng hái cà để ăn. Như vậy, đứa bé là con của một dân tộc vĩ đại.
- Đứa trẻ làng Gióng sinh ra đã mấy năm rồi mà cứ nằm trong nôi, không nói không cười. Nhưng khi sứ giả Hùng Vương thứ sáu đi truyền rao cần nhân tài cứu nước, đánh giặc Ân thì đứa bé liền thông cảm và biết nói, lời nói đẩu tiên của nó là xin tình nguyện ra đi đánh giặc, bảo vệ quê hương. Như vậy, lòng yêu nước của Gióng đã được ủ sẵn từ rất sớm mà có lẽ không phải từ khi mới sinh ra mới có mà là từ trước khi sinh, khi còn nằm trong bụng mẹ, khi được nghe những lời mẹ ru, khi được nghe bằng đôi tai, nhìn bằng cặp mắt,… của mẹ,… Sau này, khi nói: “cứu nước, cứu dân trước”, “Tổ quốc trên hết”, “Tôi chỉ có một ước muốn, một ý muốn tột bậc, là giải phóng nước nhà, làm cho dân ấm no hạnh phúc”,… thì tư tưởng này đã có sẵn trong truyện Thánh Gióng ngàn xưa rồi.
- Đứa bé mới ngày nào còn nằm trong nôi, hôm nay đã lãnh trọng trách đánh giặc. Khi lãnh trọng trách đánh giặc, cứu nước thì vừa vươn vai một cái, nó đã hóa thành một ông Khổng Lồ, to lớn và khỏe mạnh phi thường. Thế là dân làng đem cà mắm thật nhiều, Gióng ăn cà mắm lại càng lớn mạnh hơn nữa, có sức nhổ cả một bụi tre để làm vũ khí đánh giặc. Lột cái dáng vẻ thần thoại ra thì ta có thể nhận thấy ngay rằng, sức mạnh này là sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng người – của lòng yêu nước – một sức mạnh lớn lao, phi thường đang lớn lên cực kỳ nhanh chóng mà không gì, không một thế lưc hắc ám nào có thể đánh bại. Và tư tưởng “toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc” và cũng là một lối đánh truyền thống nhưng không bao giờ lỗi thời qua thời gian, năm tháng đã được thể hiện rất rõ tại đây. Mỗi con người đất Việt tuy bình thường trông có vẻ nhỏ bé nhưng đến khi đất nước lâm nguy thì đều trở nên vĩ đại, phi thường, đều đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chắc hẳn nhân dân sáng tác và trau dồi truyện thánh Gióng muốn nói rằng dân tộc ta một khi đứng trước một nhiệm vụ lịch sử nặng nề, tưởng chừng như quá sức gánh vác của mình, thì, bởi sẵn lòng yêu nước nồng nàn, bởi biết chung sức với nhau, bởi nhiều mưu trí và sáng tạo mà vươn lên mau chóng cho kịp nhiệm vụ được giao. Thật vậy, suốt mấy ngàn năm sau, Văn Lang, Âu Lạc đã dám đánh thắng và thắng những kẻ xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp mấy chục lần.
- Giặc tan, vị anh hùng làng Gióng không về triều lĩnh thưởng mà giục ngựa lên núi Sóc, về trời, hẹn khi nào đất nước lâm nguy thì sẽ trở lại giúp dân đánh quân xâm lược. Bằng cử chỉ cao quý này, truyện muốn ca ngợi một chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn trong trắng không một hạt bụi danh vị hay một chút tư lợi cá nhân, ca ngợi một tinh thần phục vụ vô điều kiện cho Tổ quốc, cho đồng bào. Ngoài ra, đứng trên phương diện nhân vật Gióng, ta cũng có thể cảm nhận được một góc khác trong tấm lòng của người anh hùng mà sâu xa hơn là chính mỗi người dân xứ sở: bảo vệ đất nước là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân và độc lập, tự chủ chính là phần thưởng lớn nhất, cao quý nhất mà không ai có thể ban cho ngoài chính bản thân mỗi người.

Have a nice dayhaha

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
LT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
SN
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
KS
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết