Bài 13: Phản ứng hóa học

DN

Trong phòng thí nghiệm có một bạn học sinh làm các thí nghiệm như sau:

a) Nhỏ dung dịch Bari clorua và dung dịch axit clohiđric thấy có kết tủa trắng là muối Bari sunfat và axit mới tạo thành là axit clohiđric.

b) Đốt một băng Magie cháy thành ngọn lửa sáng tạo ra Magie oxit.

c) Đun đường trong một ống thử, mới đầu đường nóng chảy sau đó ngả sang màu nâu (cacbon) và có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.

Dấu hiệu nào cho thấy một hiện tượng dựa vào đâu em có thể dự đoán nó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra?

CT
11 tháng 8 2017 lúc 9:35

Dấu hiệu để dự đoán có xẩy ra hiện tượng hóa học đó là sự xuất hiện chất mới:

- Tên gọi khác so với chất ban đầu.

- Tất cả phản ứng đốt cháy đều xẩy ra hiện tượng hóa học.

- Chất sau phản ứng không có những tính chất giống chất ban đầu (ví dụ: đốt bột sắt trong khi oxi dư, sau phản ứng chất rắn đó không bị hút bởi nam châm) 

- Xuất hiện chất không tan hay còn gọi là kết tủa (ví dụ a: ban đầu 2 dung dịch trong suốt, sau đó thì xuất hiện chất không tan(kết tủa trắng)).

- Sự đổi màu của chất (ví dụ c: đường ban đầu màu trắng, sau đó thì ngả màu nâu).

- Sự đổi màu của các dung dịch ( ví dụ: Cho một mẩu đồng vào dung dịch axit sunfuric đặc, nóng không màu. Mẩu đồng tan dần, có khí thoát ra, dung dịch sau phản ứng có màu xanh lam)

- Có chất khí thoát ra (ví dụ: Thả một đinh sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng thì thấy có bọt khí bám quanh đinh sắt).

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
SP
Xem chi tiết
DG
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết