Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácTên các chất phản ứng → tên sản phẩm
Ví dụ 1:
Lưu huỳnh + sắt → Sắt (II) sunfua
Đọc là: lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra sắt (II) sunfua.
Ví dụ 2:
Đường → Nước + Than
Đọc là: Đường phân hủy thành nước và than.
Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
Khi các chất phản ứng với nhau thì chính là các phân tử của các chất đó phản ứng với nhau. Người ta nói: Phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất.
Sơ đồ hóa học tượng trưng cho phản ứng hóa học của khí hidro và khí oxi tạo ra nước.
Trước phản ứng | Trong quá trình phản ứng | Sau phản ứng | |
Số phân tử | 1 phân tử oxi, 2 phân tử hidro. | Không có phân tử nào. | 2 phân tử nước |
Liên kết giữa các nguyên tử | 2 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau. | Không có liên kết. | 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử oxi. |
Số nguyên tử H, số nguyên tử O | 4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O. | 4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O. | 4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O. |
Nhận xét: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. Còn số lượng các nguyên tử không thay đổi trước và sau phản ứng, tức không có nguyên tử nào tự nhiên mất đi và cũng không có nguyên tử mới nào tự nhiên sinh ra trong phản ứng hóa học (sự bảo toàn nguyên tố).
Chú ý: nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.
Sắt phản ứng khi tiếp xúc với dung dịch axit clohidric HCl.
Phản ứng đông tụ protein xảy ra khi đun nóng.
Để biết được phản ứng hóa học xảy ra chưa, ta dựa vào dấu hiện có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng.
Ví dụ: trong phản ứng giữa lưu huỳnh và sắt, hợp chất sắt (II) sunfua tạo ra không còn tính chất của lưu huỳnh và sắt nữa.
Những tính chất khác ta có thể dễ dàng nhận ra thường là màu sắc (đường màu trắng bị phân hủy thành than màu đen và nước), trạng thái (tạo ra chất khí hoặc chất rắn không tan).
Đường bị phân hủy thành than khi tiếp xúc với dung dịch H2SO4.
Ngoài ra, sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra. Ví dụ như cây nến cháy.
1. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
2. Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
3. Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường cần phải đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác...
4. Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!
Lưu Võ Tâm Như đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (2 tháng 8 2022 lúc 17:47) | 0 lượt thích |