Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX

LL

Trình bày những hiểu biết về tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang Âu Lạc và giá trị của nó đối với dân tộc Việt Nam .Những nội dung tín ngưỡng đó được duy trì như thế nào trong xã hội Việt Nam hiện nay

H24
31 tháng 7 2019 lúc 12:01

Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang Âu Lạc và giá trị :

Tín ngưỡng thờ Mặt Trời là một trong những tín ngưỡng của cư dân Văn Lang. Đây cũng là tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Trên mặt trống đồng, thạp đồng thường có hình ảnh mặt trời ở tâm. Ở phương Nam thường lập bàn thờ Thiên Đài – bàn thờ Trời. Ở Việt Nam, thờ mặt trời phổ biến ở dân tộc Ê đê, M’Nông, Dao, Gia Rai…

Dân tộc Ê đê: Thần Yang Hruê Người M’nô ng: Thần Yang Nar, Yang TNghe, Yang Măt Dao: Thần Chang Lô Cô có mắt trái là mặt trời, mắt phải là mặt trăng.
Bình luận (0)
BT
31 tháng 7 2019 lúc 12:32

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.


Bình luận (0)
QD
31 tháng 7 2019 lúc 20:04
Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: Thờ các yếu tố tự nhiên như thần Mặt Trời thần Sông, thần Núi, thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp... Tín ngưỡng sùng bái con người: Thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng, nước.... Tín ngưỡng phồn thực: Thờ sinh thực khí, cầu cho sự sinh sôi, mùa màng bội thu... Giá trị của các tín ngưỡng: Làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người Việt cổ; Tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Các nội dung tín ngưỡng trên vẫn được duy trì trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam ngày nay (ví dụ: thờ các yếu tố tự nhiên, thờ Mẫu; thờ cúng tổ tiên, Thành Hoàng làng, các anh hùng dân tộc, thờ Tứ Bất Tử...)
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TP
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
FC
Xem chi tiết