Bài 22 : Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo)

PN

tình hình nước ta sau khi Lý Nam Đế mất

P/s: nhanh cho mik cái, huhuhu.

AL
17 tháng 4 2021 lúc 17:19

  Sau khi Lý Nam đế mất, cuộc chiến chống quân Lương vẫn đc tiếp tục bởi 1 nhân vật tên là Triệu Quang Phục.

   Phần này là phần mk thêm, ý trên là ý chính, nếu bạn ko thik thì ko laays cũng đc

     Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên). Dạ Trạch là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bài rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đã bí mật đem quân đóng trên bãi nổi. Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực, Về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vượng. Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bình luận (1)
H24

Năm 546, sau khi thất bại ở trận hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế đã chủ động về động Khuất Lão và trao binh quyền lại cho Triệu Quang Phục - một tướng trẻ, có tài. Được sự tin tưởng của Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục đã chỉ huy quân đội rút về cố thủ ở đầm Dạ Trạch, gây dựng lại lực lượng chiến đấu. Sau khi Lý Nam Đế qua đời (548), Triệu Quang Phục xưng làm Việt Vương, kế thừa sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của Lý Nam Đế để lại.

Triệu Quang Phục – người kế thừa sự nghiệp của Lý Nam Đế

Triệu Quang Phục là người huyện Chu Diên, là con của Triệu Túc, một thủ lĩnh địa phương có lòng yêu nước không chịu khuất phục nhà Lương. Triệu Quang Phục nổi tiếng giỏi võ nghệ. Sử chép ông là người uy hùng sức mạnh. Cha con ông là người đầu tiên đem quân tham gia cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Triệu Túc là một danh tướng của nước Vạn Xuân, được phong làm Thái phó trông coi việc binh, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương ở vùng ven biển. Triệu Quang Phục lúc đầu theo cha đi đánh giặc, có công, là một tướng trẻ có tài nên được Lý Nam Đế tin dùng làm tả tướng quân.

Đầu năm 545, quân Lương xâm lược Vạn Xuân, cuộc kháng chiến của nhà Tiền Lý thất bại. Năm 546, khi Lý Nam Đế đại bại ở hồ Điển Triệt, phải lẩn tránh ở động Khuất Lão (Phú Thọ), Triệu Quang Phục được ủy thác quyền trong coi việc nước và chỉ huy quân đội chống lại nhà Lương. Vốn thông thuộc vùng sông nước, Triệu Quang Phục quyết định chuyển hướng chiến lược, thay đổi phương thức tác chiến cũ là phòng ngự, cố thủ hay tập trung lực lượng quyết chiến với địch. Ông đưa hơn một vạn quân từ miền núi về đồng bằng, lập căn cứ kháng chiến ở Dạ Trạch (Hưng Yên). Năm 548, Lý Nam Đế mất. Năm 549, Triệu Quang Phục xưng là Triệu Việt Vương, kế thừa Lý Nam Đế cai trị đất nước và lãnh đạo nhân dân tiếp tục kháng chiến.

Tận dụng địa hình đầm Dạ Trạch làm căn cứ chiến đấu chống quân Lương

Đầm Dạ Trạch nằm bên bờ sông Hồng thuộc tỉnh Hưng Yên. Đây là một đầm lớn, cỏ mọc um tùm, bụi rậm kín mít ở giữa có một khu đất cao có thể trồng trọt lương thực và có thể ở được, xung quanh bốn bề là bùn lầy lội, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ mà chống sào lướt cỏ đi. Nếu vào trong mà không biết đường sẽ bị lạc, nêu rơi xuống đất thì sẽ bị rắn độc cắn.

Triệu Việt Vương đã thông thuộc hết nên đã chọn nơi đây làm địa bàn chiến lược. Ban ngày thì giữ khói lửa, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh phá doanh trại Trần Bá Tiên, cướp được lương thực và làm hao tổn lực lượng của quân nhà Lương. Trần Bá Tiên cho quân bao vây chặt Dạ Trạch, nhưng bất lực không thể vào được, Trần Bá Tiên cho quân cố tìm theo dấu vết nhưng vẫn không được. Trần Bá Tiên mưu tính sẽ cầm cự lâu dài với quân ta nhưng càng ngày lực lượng quân giặc càng tiêu hao vì đêm đến Triệu Việt Vương cho quân tấn công đột xuất bất ngờ.

Năm 550, Trần Bá Tiên siết chặt vòng vây, không cho nhân dân tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. Trong khi Trần Bá Tiên chưa thực hiện được kế sách thì nhận được lệnh của vua Lương trở về nước dẹp loạn Hầu Cảnh (đến năm 557, Trần Bá Tiên cướp ngôi nhà Lương, thành lập nhà Trần) nên giao binh quyền lại cho tùy tướng Dương Sàn. Chớp lấy cơ hội đó, Triệu Việt Vương tập trung toàn bộ lực lượng phản kích mạnh mẽ vào quân Lương. Dương Sàn là tướng bất tài, quân Lương thì mỏi mệt do đóng quân lâu dài trên đất nước ta nên nhanh chóng tan rã, bỏ chạy tán loạn. Nhân đà thắng lợi đó, Triệu Việt Vương kéo quân về giải phóng thành Long Biên xây dựng lại nhà nước Vạn Xuân.

Triệu Việt Vương là người có tài dùng binh, biết nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của địa hình mà bám trụ đó là đầm Dạ Trạch. Bên cạnh đó ông còn kết hợp thêm lối đánh cực kỳ hiệu quả của quân dân ta từ xưa tới nay vẫn thường áp dụng đó là lối đánh du kích. Dùng địa hình làm lá chắn vững chắc và dùng lối đánh du kích để tấn công địch thì còn gì bằng, giống như nhân dân Tây Âu và Lạc Việt thuở trước đã đánh bại quân Tần.

Một chi tiết quan trọng cần nhắc đến là khả năng tận dụng thời cơ của Triệu Việt Vương. Khi Trần Bá Tiên - một viên tướng lão luyện bị triệu về nước thì ngay lập tức ông đã tập trung lực lượng tấn công Dương Sàn, một kẻ bất tài cùng với một đạo quân đã suy yếu.

Sứ mệnh đánh đuổi giặc ngoại xâm của Lý Nam Đế đã được Triệu Việt Vương kế thừa xuất sắc và đã làm nên chiến công lớn, thiết lập lại nền độc lập trên đất nước ta. Với tài thao lược của mình, Triệu Việt Vương đã kiên trì lãnh đạo nhân dân chiến đấu, đạt được thành quả cuối cùng. Đất nước Vạn Xuân được khôi phục và khẳng định quyền tự chủ của nước nhà.

Sự sụp đổ của nhà nước Vạn Xuân dưới thời của Lý Phật Tử

Sau khi Lý Nam Đế lui vào động Khuất Lão, người anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo đã đem một bộ phận binh sĩ chạy sang động Dã Năng (nước Lào) xưng là Đào Lang Vương. Năm 555, Đào Lang Vương qua đời, vì không có con nên Lý Phật Tử được lên nối nghiệp.

Năm 557, Lý Phật Tử đem quân đánh Triệu Việt Vương nhưng thất bại. Triệu Việt Vương nghĩ Lý Phật Tử cũng là dòng họ với Lý Nam Đế nên đã nhận lời giảng hòa. Đến năm 571, Lý Phật Tử phản phúc đánh úp Triêụ Việt Vương, chiếm lấy toàn bộ quyền hành và đất đai thuộc quyền quản lí của Triệu Việt Vương. Lý Phật Tử tự xưng là Lý Nam Đế sử cũ gọi là hậu Lý Nam Đế.

Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung Quốc. Năm 602, vua Tùy buộc Lý Phật Tử vào chầu và thần phục nhà Tùy. Lý Phật Tử chống lại và chuẩn bị lực lượng chống lại nhà Tùy xâm lược. Vua Tùy phong cho Lưu Phương làm Giao Châu đạo hành tổng quản, Kinh Đức Lượng làm trưởng sự chỉ huy 27 quân doanh (10 vạn quân) xâm lược nước ta. Lý Phật Tử đem 2000 quân ra chống đỡ nhưng quân ít, lực yếu nên bị thất bại. Lý Phật Tử đầu hàng và bị giải về Trường An. Nước ta lại bị triều đại phương Bắc cai trị.

Bình luận (0)
NU
26 tháng 2 2022 lúc 20:28

Nhân dân Vạn Xuân tiếp tục kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.

Bình luận (0)
HY
5 tháng 3 2022 lúc 20:33

- Nước ta vẫn tiếp tục kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam.

Bình luận (0)
NU
8 tháng 3 2022 lúc 10:55

Sau khi Lý Nam đế mất, cuộc chiến chống quân Lương vẫn đc tiếp tục bởi 1 nhân vật tên là Triệu Quang Phục.

   Phần này là phần mk thêm, ý trên là ý chính, nếu bạn ko thik thì ko laays cũng đc

     Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên). Dạ Trạch là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bài rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đã bí mật đem quân đóng trên bãi nổi. Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực, Về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vượng. Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PP
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết
CH
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết