Hướng dẫn soạn bài Đại cáo Bình Ngô (tác giả)

SK

Tìm hiểu đoạn 2 (“Vừa rồi…Ai bảo thần nhân chịu được”) :

a/ Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác nào của giặc Minh? Âm mưu nào là thâm độc nhất, tội ác nào là man rợ nhất?

b/ Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc? (Lưu ý những câu văn giàu hình tượng; giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.

NT
3 tháng 6 2017 lúc 7:48
Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác của giặc Minh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”, “Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Giặc Minh đã quá ác độc khi giết hại dân lành, không trừ con nhỏ. Nguyễn Trãi đã dùng từ “nướng”, “vùi” để thể hiện những tội ác ghê rợn của quân giặc. “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”, “người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng”, “Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc”. Bọn giặc Minh đã bắt nhân dân ta phải lao động khổ cực, làm tay sai, làm nô lệ cho bọn chúng. Chúng tàn phá cả thiên nhiên, vơ vét hết tất cả những gì có trong thiên nhiên: vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng. Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ. Chúng gây nên cảnh chia li, tan nát cho gia đình: vợ mất chồng, con mất cha Bắt nhân dân phải làm việc cật lực, xây nhà, đắp đất cho chúng khiến dân ta không thể nào phục dịch kịp.

Trong những tội ác trên, tội ác dã man nhất là: “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”, “vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

Đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn cáo trạng: Nguyễn Trãi đã dùng những hình ảnh giàu tính biểu cảm: dân đen, con đỏ, ngọn lửa hung tàn…, Giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với dòng cảm xúc: khi căm ghét, sôi sục với tội ác của giặc Minh, khi xót xa thương cảm cho số phận oan ức của dân lành.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết