Tập làm văn lớp 8

TC

thuyết minh về thể thơ song thất lục bát

LT
30 tháng 10 2017 lúc 20:31

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dề làm thưòng dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiêu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do vê thanh, nhưng các tiêng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B-T-B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là băng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chăng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thê biên nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví dụ:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thay mà đau đớn lòng.

Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám .Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đôi thanh trong hai tiêng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huvên thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ơi hỡi/ người thương

Đi đâu /mà để /buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và nẹắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mồi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mồi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạne phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vàn đề đáng chú ý tronẹ ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trườne hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này đê bày tỏ nôi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sông, sinh hoạt, tình yêu...

do vậy thể thơ chủ yêu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tât thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đông ruộng, đât được, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thê thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyên tải băng lục bát. Việc sáng tạo thê thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nên nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.


Bình luận (0)
DT
30 tháng 10 2017 lúc 21:54

Thuyết minh về thể thơ lục bát

Thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy việt nam.Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng ,số câu không hạn định.Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần, tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứsáu của câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau, như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6 8 ,lại có cả vần lưng trong câu tám:Thành tây có cảnh Bích CâuCỏ hoa họp lại một bầu xinh saoĐua chen thu cúc xuân đàolựu phun lửa hạ , mai chào gió đông(Bích Câu kì ngộ)Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu ,thứ tám phải là bằng,nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi caoTrong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thay đổi chút ít,trước hết là số chữ có thể tăng thêm , và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ôngVề phối thanh, tiếng thứ hai có thể là thanh trắc,nhất là ở câu sáu có tiều đối:dù mặt lạ , đã lòng quen(bích câu kì ngộ)Ngoài ra có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó cũng thay đổi:tò cò mà nuôi con nhệnngày sau nó lớn nó quện nhau đivần lưng có thể ở tiếng thứ hai,nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi qua thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:thằng tây mà cứ vẩn vơcó hổ này chờ chôn sống mày đây( tố hữu, phá đường)núi cao chi lắm ai ơinúi che mặt trời chẳng thấy người thươngthể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng việt,với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.

Bình luận (0)
DT
16 tháng 1 2018 lúc 20:00

Đây cũng là một thể thơ đặc thù của VN, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đã được viết trong thể thơ này.

Song là 2, Thất là 7, Lục là 6, Bát là 8.
Song Thất Lục Bát là thể thơ mà hai câu đầu mỗi câu 7 chữ, gọi là Song Thất.
Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là Lục Bát.

Luật

Bảng chính luật Thơ song thất lục bát được viết như sau

x - t - T - b - B - t - T
x - b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B - t - B


Nhưng bản luật mà chúng ta thường dùng là

x x x x B x T(v)
x x B x T(v) x B(v*)
x B x T x B(v*)
x B x T x B(v*) x B(v**)


(v) = vần
B = bằng, T = trắc
x = là chữ không tính, bằng hay trắc gì cũng được

Ghi chú: Chữ thứ bảy của câu bát tuy bất luận, nhưng chúng ta nên dùng một chữ trắc, âm điệu sẽ hay hơn.

Cách gieo vần

------------------------------------
Xin được tóm tắt gọn như sau, để giúp các bạn trẻ nhanh chóng nắm bắt được các bí quyết của thể loại này :
-Chữ thứ 5 câu 7 đầu tiên vần Bằng (B).
-Chữ cuối câu 7 đầu tiên ở vần Trắc(T), ăn vần với chữ thứ 5 của câu 7 thứ nhì (cũng vần Trắc)
-Chữ cuối câu 7 thứ nhì vần Bằng, ăn vần với chữ cuối câu 6 (vần Bằng)
-Chữ cuối câu 6 vần Bằng , ăn vần với chữ thứ 6 câu 8 (vần Bằng)
-Chữ cuối câu 8 vần Bằng , lại ăn vần với chữ thứ 3 hoặc chữ thứ 5 của câu 7 đầu tiên trong khổ thơ tiếp theo. Chữ thứ 5 này vần Bằng. Chữ thứ 3 linh động hơn, khi ăn vần với câu trước thì phải là vần Bằng, nếu không ăn vần với câu trước thì Trắc, Bằng gì cũng được.

(trích Thi Pháp - Hàn Sĩ Nguyên)
------------------------------------

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt, *
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây. *
Chín lần gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

Nước thanh bình ba trăm năm ,
Áo nhung trao quan từ đây.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng niềm tây sá nào.

Chinh Phụ Ngâm Khúc -Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm


Đối trong thể Song Thất Lục Bát

Thể thơ này không bắt buộc phải có các cặp đối, nhưng hai câu thất, số chữ bằng nhau, nếu các thi nhân có thể viết thành một cặp đối :


Câu cẩm-tú đàn anh họ Lý
Nét đan-thanh bậc chị chàng Vương

Mùi phú-quí nhử làng xa-mã,
Bả vinh-hoa lừa gã công-khanh

Cầu Thệ-thủy ngồi trơ cổ-độ
Quán Thu-phong đứng rũ tà-huy

Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều



Trống Tràng Thành (2) lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền (3) mờ mịt thức mây.

Chàng thì đi cõi xưa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.

Chốn Hàm Dương (19) chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương (20) thiếp hãy trông sang.

Chinh phụ ngâm khúc

Bình luận (0)
LT
18 tháng 1 2017 lúc 17:29

Đây là một thể loại độc đáo đầy tính dân tộc,
tuy nhiên hơi hiếm thấy trong các sáng tác của giới trẻ tại
hải ngoạị Cũng nhằm mục đích muốn giúp các bạn yêu thơ
có cơ hội phát triển tài sáng tác nên Tác Giả viết vội
vài dòng này mong có thể góp nhặt những gì hiểu biết
để gửi đến các bạn yêu thơ khắp nơi .
Vài Nét Về Niêm Luật:
Đây là thể thơ độc đáo của Việt Nam. Thể thơ
Song Thất Lục Bát kết hợp uyển chuyển giữa loại thơ 7
chữ và lục bát. Gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn bắt đầu
bằng hai câu 7 chữ, rồi đến câu 6 chữ xong đến câu 8
chữ; cứ như thế mà tiếp tục ngắn dài tùy ý miễn sao là
bội số của 4. Chẳng hạn 4, 8, 12, 16, 24, 32,... câụ
QUY TẮC CHUNG:
Có thể tóm lược niêm luật của hai đoạn kế nhau, mỗi
đoạn 4 câu như sau :

câu 1: x x t x b x T1
câu 2: x x b x T1 x B1
câu 3: x b x t x B1
câu 4: x b x t x B1 x B2
câu 5: x x t x B2 x T2
câu 6: x x b x T2 x B3
câu 7: x b x t x B3
câu 8: x b x t x B3 x B4

với:
x = có thể là bằng hay trắc không bó buộc
b = thanh bằng (ịẹ, không dấu hay dấu huyền)
t = thanh trắc (ịẹ, hỏi, ngã, sắc, nặng)
B = vần thanh bằng
T = vần thanh trắc

Trong 2 câu thất (7 chữ), trừ chữ đầu ra, 6 chữ còn lại
theo quy tắc:
"Nhất, tam, ngũ bất luận
Nhị, tứ, lục phân minh"
Như vậy, ta có thể thấy trong 2 câu 7 chữ, chỉ có chữ
thứ 3, 5 và 7 cần theo đúng niêm luật. Trong câu 6 chữ,
chỉ có chữ thứ 2, 4 và 6 cần theo đúng niêm luật. Trong
câu 8 chữ, chỉ có chữ thứ 2, 4, 6 và 8 cần theo đúng niêm
luật. Những chữ còn lại có thể chọn thanh bằng hay trắc
tùy ý miễn sao đọc lên âm điệu nghe xuôi tai là được.
Khi chữ thứ 3 của 2 câu thất bị "biến thể" (nghĩa là
không tuân theo quy tắc bằng trắc nêu ở trên), thường 2
câu thất đó là 2 câu đối như trong 8 câu đầu trong bài
Chinh Phụ Ngâm (xem thí dụ 3). Nhưng cũng có trường hợp
ngoại lệ mà vẫn khá hay, chẳng hạn như 8 câu mở đầu của
Cung Oán Ngâm Khúc (xem thí dụ 2). Dù vậy, nếu giữ đúng
niêm luật, âm điệu của bài Song Thất Lục Bát sẽ du dương
hơn.
Giữ đúng niêm là tuân theo đúng theo thanh (bằng hay trắc)
như đã chú thích trong quy tắc ở trên.
Giữ đúng luật là chọn chữ đúng vần, hợp với chữ
tương ứng ở câu trên hoặc câu dưới như đã chú thích
trong quy tắc ở trên.
CÁCH GIEO VẦN:
Theo quy tắc ghi ở trên, ta có thể dễ dàng thấy chữ cuối
(T1) thuộc câu 7 ở trên vần với chữ thứ 5 (T1) thuộc câu
7 kế theo, đều là vần trắc. Chữ cuối (B1) thuộc câu 7
lại vần với chữ cuối (B1) thuộc câu 6 kế tiếp, đều là
vần bằng. Chữ cuối (B1) thuộc câu 6 lại vần với chữ
thứ 6 (B1) thuộc câu 8 và là vần bằng. Chữ cuối (B2)
thuộc câu 8 lại vần với chữ thứ 5 (B2) thuộc câu 7 ở
đoạn kế tiếp, và cũng là vần bằng.
Tương tự, chữ cuối (T2) thuộc câu 7 lại vần với chữ
thứ 5 (T2) thuộc câu 7 kế theo, là vần trắc. Chữ cuối
(B3) thuộc câu 7 lại vần với chữ cuối (B3) thuộc câu 6
kế theo, và là vần bằng. Chữ cuối (B3) thuộc câu 6 lại
vần với chữ thứ 6 (B3) thuộc câu 8 kế tiếp, và là vần
bằng. Chữ cuối (B4) thuộc câu 8 sẽ vần với chữ thứ 5
(B4) thuộc câu 7 ở đoạn kế tiếp theo (nếu có).
Cứ như thế, cách gieo vần chéo này tạo nên sự kết hợp
uyển chuyển về tiết tấu giữa cặp câu 7 (song thất) với
cặp câu 6, 8 (lục bát). Và nối kết các đoạn 4 câu song
thất lục bát lại với nhau để tạo nên nhịp điệu độc
đáo của toàn bài thơ viết theo thể loại nàỵ
Một điểm nhỏ xin lưu ý: trong câu 8 chữ, tuy chữ thứ 6 và
chữ thứ 8 cùng là vần thanh bằng, nhưng nếu chữ thứ 6
là không dấu thì chữ thứ 8 nên là dấu huyền, hay ngược
lại, để cho âm điệu của bài thơ được trầm bổng hơn.
Xin xem các thí dụ bên dưới để thấy rõ điểm nàỵ
CÁCH ĐỐI:
Không bắt buộc như trong thơ Đường luật, nhưng có thể
áp dụng trong cặp câu 7 chữ. Câu 7 ở trên đối với câu 7
ở dướị
VÀI THÍ DỤ MINH HỌA:
Để dễ hiểu, chúng ta có thể thử phân tích niêm luật
của một vài đoạn thơ bên dưới sẽ thấy rõ hơn những
điều đã giải thích ở trên.

Thí dụ 1:
Tiết Phụ Ngâm
Thiếp có chồng, chàng ĐÀ hay BIẾT,
Đôi minh châu tha THIẾT còn TRAỌ
Nghĩ tình vương vấn khít KHAO,
Ngọc này thiếp buộc áo ĐÀO thắm TƯƠỊ
Nhà thiếp ở lầu NGOÀI ngự UYỂN,
Chồng thiếp làm lính ĐIỆN Minh QUANG.
Biết chàng lòng sáng như TRĂNG,
Thờ chồng, thiếp nguyện đá VÀNG thủy CHUNG.
Trả minh châu, lệ đôi DÒNG,
Hận không lúc thiếp chưa CHỒNG gặp NHAỤ
Trần Trọng San dịch
Chú thích:
* BIẾt vần với THIẾT (vần trắc # T1)
* TRAO vần với KHAO và ĐÀO (vần bằng # B1)
* TƯƠI vần với NGOÀI (vần bằng # B2)
* UYỂN vần với ĐIỆN (vần trắc # T2)
* QUANG vần với TRĂNG và VÀNG (vần bằng # B3)
* CHUNG vần với DÒNG và CHỒNG (vần bằng # B4)
Chú ý, trong bài thơ này, 2 câu cuối cùng là lục bát. Bài
thơ này là một loại biến thể của Song Thất Lục Bát vì
không theo đúng quy tắc nêu ở trên.

Thí dụ 2:
Trải vách quế gió vàng hiu HẮT,
Mảnh vũ y lạnh NGẮT như ĐỒNG.
Oán chi những khách tiêu PHÒNG,
Mà xui phận bạc nằm TRONG má ĐÀỌ
Duyên đã may cớ SAO lại RỦỊ
Nghĩ nguồn cơn dở DÓI sao ĐANG.
Vì đâu nên nỗi dở DANG ?
Nghĩ mình mình lại nên THƯƠNG nỗi MÌNH.
Trộm nhớ thủa gây HÌNH tạo HÓA
Vẻ phù dung một ĐÓA khoe TƯƠI
Nhụy hoa chưa mỉm miệng CƯỜI
Gấm nàng Ban đã nhạt MÙI thu DUNG
(trích Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Hầu Ngô Gia Thiều)
Chú thích:
* HẮT vần với NGẮT (vần trắc # T1)
* ĐỒNG vần với PHÒNG và TRONG (vần bằng # B1)
* ĐÀO vần với SAO (vần bằng # B2)
* RỦI vần với DÓI (vần trắc # T2)
* ĐANG vần với DANG và THƯƠNG (vần bằng # B3)
* MÌNH vần với HÌNH (vần bằng # B4)
* HÓA vần với ĐÓA (vần trắc # T3)
* TƯƠI vần với CƯỜI và MÙI (vần bằng # B5)

Thí dụ 3:
Thuở trời đất nổi CƠN gió BỤI,
Khách má hồng nhiều NỖI truân CHUYÊN.
Xanh kia thăm thẳm từng TRÊN,
Vì ai gây dựng cho NÊN nỗi NÀỴ
Trống Trường Thành lung LAY bóng NGUYỆT,
Khói Cam Tuyền mờ MỊT thức MÂỴ
Chín tầng gươm báu trao TAY,
Nửa đêm truyền hịch định NGÀY xuất CHINH.
(trích Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm)

Thí dụ 4:
Chìm đáy nước cá LỜ đờ LẶN
Lửng da trời nhạn NGẨN ngơ SA
Hương trời đắm nguyệt say HOA
Tây Thi mất vía, Hằng NGA giật MÌNH
Câu cẩm tú đàn ANH họ LÝ
Nét đan thanh bậc CHỊ chàng VƯƠNG
Cờ tiên rượu thánh ai ĐANG
Lưu Linh Đế Thích là LÀNG tri ÂM
Cầm điếm nguyệt, phỏng TẦM Tư Mã
Địch lầu thu, đọ GÃ Tiêu LANG
Dẫu mà tay múa, miệng XANG
Thiên tiên cũng ngảnh Nghê THƯỜNG trong TRĂNG
(trích Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Hầu Ngô Gia Thiều)

Thí dụ 5:
Khi Chàng Còn Chưa
Nhìn lũ trẻ vòng vòng nhạc ngựa
Nghe nhạc mưa trăn trở đất mềm
Theo đôi cánh bướm bay lên
Tà dương vạt nắng phai trên cuối chiều
Nhảy chậm lại em yêu chớ vội
Đời không dài nhạc hội còn dài
Mỗi ngày ta vội như bay
Thăm nhau chiếu lệ chẳng hay đáp lời
Ngày vất vả nghỉ ngơi thoải mái
Nhạc trăm dòng réo mãi trong tâm
Ta quên bẵng bạn bè thân
Coi như họ đã vãng phần xanh rêu
Nhảy chậm lại em yêu chớ vội
Đời không dài, nhạc hội chưa vơi
Khi ta hối hả tới nơi
Kể như phân nửa cuộc vui đã tàn
Khi vội vã lo toan quá sức
Kể như ta vội vứt gói quà
Đến từ tình nghĩa thiết tha
Vứt khi chưa mở xót xa cách gì
Đời đâu phải cuộc thi nước rút
Hãy khoan thai hưởng chút thư nhàn
Lắng nghe câu hát điệu đàn
Trước khi nhạc rứt , khi chàng còn chưạ
Hà Huyền Chi
(Phóng chuyển từ bài thơ Slow Dance, của tác giả vô danh)

Thí dụ 6:
Tự Tình Thán
Truyện trần thế trớ trêu, trắc trở
Ta thán than từ thưở trẻ thơ
Thoạt tiên, tấm tức tu tu
Tự tiên tri trước trăm thu tội tình
Trong tiềm thức, thật tình trong trắng
Tính Trời trao: thẳng thắn, tận tâm
Tiền trình tưởng thẳng tắp tăm
Tiếc thay, tích tắc tan tành thảm thê
Thân tiều tụy, tim tê tái thiệt
Thảm thương thêm, thân thuộc thanh trừ
Tiền tài: tam tộc "tiếp thu"
Thế thời thời thế tạ từ tình thâm
Thoạt trông thấy, thâm tâm tơ tưởng
Từng tháng trôi, tăng trưởng từ từ
Tình thầm trùm trọn tâm tư
Tương tư thấm thoát tam thu tính tròn
Trăng tàn tiếp trăng tròn, trăng tận
Thổn thức thầm, thơ thẩn trông trăng
Tình thầm theo tháng thêm tăng
Tâm tình tơi tả, thăng trầm. Tội thay !!
Tỏ tình thẳng tới tai thì thẹn .
Thôi thế thời: tấp tểnh tìm từ
Trải trang tình thắm thành thơ
Từ từ tỏ thực tâm tư tinh tường ......
Thủy tiểu thư thẳng thừng từ tạ
Trái tim ta tơi tả, thảm thương
Tam thu tận tụy tình trường
Tỉnh thời tự thấy tang thương tuôn trào ....
Trái tim ta trót trao Thu Thủy
Tình tan tành, thấy tủi thân ta
Tình, tiền tan tựa trăng tà
Trách Trời táo tợn trêu ta tận tình
Thôi trót thế thất tình tức tưởi
Ta trốn trần, tìm tới thiền tu
Tội tình tích trữ thiên thu
Tạm thời ta trả từ từ thế thôi ....
Truyện tình ta thế thời tận tuyệt
Tựa truyện tình tiểu thuyết tầm thường
Thực tình thì thật thảm thương
Thở than tự thán tình trường thiên thu .....

__nguồn google__

Bình luận (2)
DT
30 tháng 10 2017 lúc 21:52

Trong nền văn học đồ sộ của Việt Nam, để làm nên các tác phẩm thực sự có giá trị không thể kể đến công lao của các hình thức thơ mà các nhà thơ, nhà văn đã lựa chọn làm chất liệu cho tác phẩm của mình. Nếu nói nội dung là phần hồn của bài thơ, bài văn thì hình thức thơ lại được xem là phương tiện truyền tải để những nội dung ấy, quan niệm của tác giả có thể đến được với bạn đọc. Một trong những thể thơ được xem là mang đậm màu sắc của dân tộc Việt Nam có thể kể đến là thể thơ Lục Bát.

So với nền văn học già lâu đời như nền văn học Trung Hoa, nền văn học Việt Nam có thể coi là non trẻ hơn. Nhưng qua bao thế hệ người Việt Nam luôn có ý thức trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, sau đó tiếp thu, chọn lọc một cách có sáng tạo vào Việt Nam, sự chọn lọc này hoàn toàn sáng tạo, bởi người Việt Nam ta chỉ tiếp thu những cái phù hợp nhất với quốc gia, dân tộc mình, và sự kế thừa đó không phải sao chép mà là sáng tạo. Nhìn lại quá trình tiếp thu ấy ta có thể thấy được bản lĩnh dân tộc của con người Việt Nam.

Xét về thể loại và các hình thức thơ trong văn học, người Việt Nam bên cạnh tiếp thu của người Trung Hoa như thể thơ Cổ Phong hay thơ Đường Luật. Bên cạnh đó, ông cha ta cũng sáng tạo riêng cho dân tộc mình những thể thơ độc đáo, mang đậm màu sắc, văn hóa của dân tộc Việt Nam, như thể thơ Song thất lục bát hay thể thơ Lục bát đã trở nên vô cùng quen thuộc trong văn học Việt Nam. Trong đó, thể thơ Lục bát được nhiều nhà thơ lựa chọn làm chất liệu để xây dựng nên các tác phẩm văn chương của mình, cũng là xây dựng nên những bài văn mang đậm tinh thần dân tộc nhất.

Thuyết minh về đặc điểm của thể thơ lục bát

Thuyết minh về đặc điểm của thể thơ lục bát

Thơ lục bát là thể thơ bao gồm có hai phần câu sáu ( câu lục) và câu tám (câu bát) nối tiếp nhau. Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Số lượng câu thơ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải đến những độc giả.

Về cách gieo vần, thơ Lục bát tuy không bị giới hạn bởi những luật lệ nghiêm ngặt như thể thơ Đường luật nhưng vẫn phải đảm bải những yếu tố cơ bản. Cụ thể là trong một bài thơ Lục bát thì câu thơ cuối của câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu của câu bát. Tương tự, câu cuối của câu bát phải hiệp vần với câu cuối của câu lục. Có thể lấy một ví dụ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu như:

“Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Những câu thơ trên thể hiện được tình cảm thiết tha, gắn bó của nhà thơ Tố Hữu với chiến khu Việt Bắc. Nhưng ở đây ta quan tâm đến cách gieo vần của bốn câu thơ này. Như ta thấy, câu thơ cuối của câu lục kết khúc là chữ “ta” thì trong câu thơ thứ tám của câu bát được hiệp vần bằng từ “tha”. Tương tự, câu bát kết thúc bằng vần “ông” thì câu cuối của câu lục lại được hiệp vần bằng từ “không”. Chính vì đảm bảo những quy tắc trên mà những câu thơ lục bát đọc lên rất dễ nhớ, dễ hiểu, dù đọc một lần thì người đọc cũng có thể có thể đọc lại.

Về thanh điệu của bài thơ Lục bát ta có thể thấy, chữ thứu hai và chữu thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu , hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình. Ví dụ cụ thể như trong bài ca dao sau:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Như vậy, ta có thể thấy một cách khái quát về định nghĩa cũng như những đặc điểm, những luật lệ cơ bản trong một bài thơ lục bát. Qua đó ta cũng phần nào hiểu được cách mà các nhà thơ sáng tạo ra một tác phẩm văn chương, đó là cả một quá trình, vừa thể hiện được tài năng, vừa thể hiện được tư duy nhanh nhạy của các thi sĩ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TC
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết