Văn bản ngữ văn 8

H24

thuyết minh về núi đôi (Sóc Sơn, Hà Nội) : Kết quả hình ảnh cho thuyết minh về núi đôi sóc sơn

LV
3 tháng 2 2017 lúc 20:49

Đó là tên của một bài thơ đã đi vào hàng triệu trái tim của nhiều thế hệ và nói về tình yêu của một đôi trai gái kẻ mất người còn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Không nhiều người biết rằng, trong bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao ấy, cả địa danh, con người lẫn sự việc, đều là sự thật hoàn toàn...

Hai ngọn núi huyền thoại ấy ở ngay cạnh thị trấn Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Một con đường cong cong trèo qua đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên dẫn ta đến hai ngọn núi thấp, thực ra là hai quả đồi phủ bên trên một rừng thông xanh rì. Đó chính là Núi Đôi, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Từ dưới đường nhìn lên, vẫn còn thấy lù lù những lô cốt, tháp canh và những hầm hố cực kỳ kiên cố của người Pháp. Dấu vết của một thời máu lửa vẫn còn trơ trơ, dù chúng không còn có thể gây ra một sự chết chóc nào. Con đường bây giờ dẫn vào làng, ngày trước chính là “lối ta đi giữa hai sườn núi, đôi ngọn nên làng gọi Núi Đôi”.

Gửi xe máy cho một cô gái trạc độ tuổi mười tám đôi mươi đang bán hàng dưới núi, tôi bám vào những sợi rễ thông xù xì để leo lên sườn núi phủ đầy cỏ non đang nhú trong tiết xuân. Rừng thông không vi vu mà yên tĩnh lạ thường. Những cây thông này hẳn đã được trồng sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, chúng bám rễ vào mảnh đất đã thấm máu bao người, trong đó có cô gái mà “bảy năm về trước em mười bảy” kia...

Đó là một người con gái có thật. Chị là Trần Thị Bắc, sinh năm 1933 và tham gia du kích khi tuổi mới trăng tròn.

Ngày 21.3.1954, khi đang dẫn một đoàn cán bộ đi ra vùng tự do, Bắc bị địch bắt. Không để cho cả đoàn cùng rơi vào ổ phục kích của địch, chị đã hét to để báo động và nhận lấy cái chết. Nghe tiếng súng nổ, biết bị phục kích, đoàn cán bộ đã rút lui an toàn...

Cái chết của người nữ du kích dũng cảm đến tai nhà thơ Vũ Cao khi ông điều trị ở Bệnh viện quân y 74 gần Sóc Sơn sau ngày hòa bình. Quá xúc động, ông đã viết Núi Đôi: “Bảy năm về trước em mười bảy. Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng”. Bài thơ ra đời, ngay lập tức được đón nhận và gây xúc động cho hàng triệu người. Chỉ có điều, câu chuyện tình yêu trong Núi Đôi hoàn toàn do nhà thơ hư cấu.

Nhưng lạ thay, chính nhà thơ Vũ Cao cũng phải kinh ngạc khi biết những gì mình hư cấu lại đã diễn ra trong đời thực: Mười tám tuổi, chị Bắc đã quen một người bộ đội tên là Trịnh Văn Khanh ở gần nhà. Năm 1953, hai người thành hôn ở vùng tự do, sau đó Bắc trở về Phù Linh, khi đó là vùng địch hậu và tiếp tục hoạt động.

Chị làm giao liên, quân báo và y tá, phục vụ các cuộc chiến đấu của bộ đội và hy sinh anh dũng như đã kể ở trên. Có điều, việc người con gái trẻ thành hôn không được nhiều người biết đến. Theo những người dân ở Phù Linh bây giờ, người chồng của chị hình như vẫn còn sống ở huyện Đông Anh và vẫn hương khói cho người vợ mà cái tên đã “thành liệt sĩ, trên những hàng bia trắng giữa đồng”.

...Từ trên đỉnh Núi Đôi, tôi nhìn xuống cánh đồng hai làng Xuân Dục, Đoài Đông thuở trước. Một nghĩa trang liệt sĩ nằm ngay dưới chân núi, một đơn vị bộ đội đang đóng quân... Tất cả như vẫn còn đây câu chuyện tình yêu đã đi vào thơ ca và niềm xúc động của biết bao người.

Này ngọn núi đã đi vào thi ca, này câu chuyện tình yêu lãng mạn mà cảm thương của người liệt nữ, ở đâu trên trái đất này còn có những câu chuyện của đời thường mà trở thành huyền thoại như thế?

Bình luận (0)
LA
9 tháng 2 2017 lúc 10:21

Đó là tên của một bài thơ đã đi vào hàng triệu trái tim của nhiều thế hệ và nói về tình yêu của một đôi trai gái kẻ mất người còn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Không nhiều người biết rằng, trong bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao ấy, cả địa danh, con người lẫn sự việc, đều là sự thật hoàn toàn... Hai ngọn núi huyền thoại ấy ở ngay cạnh thị trấn Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Một con đường cong cong trèo qua đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên dẫn ta đến hai ngọn núi thấp, thực ra là hai quả đồi phủ bên trên một rừng thông xanh rì. Đó chính là Núi Đôi, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Từ dưới đường nhìn lên, vẫn còn thấy lù lù những lô cốt, tháp canh và những hầm hố cực kỳ kiên cố của người Pháp. Dấu vết của một thời máu lửa vẫn còn trơ trơ, dù chúng không còn có thể gây ra một sự chết chóc nào. Con đường bây giờ dẫn vào làng, ngày trước chính là “lối ta đi giữa hai sườn núi, đôi ngọn nên làng gọi Núi Đôi”. Gửi xe máy cho một cô gái trạc độ tuổi mười tám đôi mươi đang bán hàng dưới núi, tôi bám vào những sợi rễ thông xù xì để leo lên sườn núi phủ đầy cỏ non đang nhú trong tiết xuân. Rừng thông không vi vu mà yên tĩnh lạ thường. Những cây thông này hẳn đã được trồng sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, chúng bám rễ vào mảnh đất đã thấm máu bao người, trong đó có cô gái mà “bảy năm về trước em mười bảy” kia... Đó là một người con gái có thật. Chị là Trần Thị Bắc, sinh năm 1933 và tham gia du kích khi tuổi mới trăng tròn. Ngày 21.3.1954, khi đang dẫn một đoàn cán bộ đi ra vùng tự do, Bắc bị địch bắt. Không để cho cả đoàn cùng rơi vào ổ phục kích của địch, chị đã hét to để báo động và nhận lấy cái chết. Nghe tiếng súng nổ, biết bị phục kích, đoàn cán bộ đã rút lui an toàn... Cái chết của người nữ du kích dũng cảm đến tai nhà thơ Vũ Cao khi ông điều trị ở Bệnh viện quân y 74 gần Sóc Sơn sau ngày hòa bình. Quá xúc động, ông đã viết Núi Đôi: “Bảy năm về trước em mười bảy. Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng”. Bài thơ ra đời, ngay lập tức được đón nhận và gây xúc động cho hàng triệu người. Chỉ có điều, câu chuyện tình yêu trong Núi Đôi hoàn toàn do nhà thơ hư cấu. Nhưng lạ thay, chính nhà thơ Vũ Cao cũng phải kinh ngạc khi biết những gì mình hư cấu lại đã diễn ra trong đời thực: Mười tám tuổi, chị Bắc đã quen một người bộ đội tên là Trịnh Văn Khanh ở gần nhà. Năm 1953, hai người thành hôn ở vùng tự do, sau đó Bắc trở về Phù Linh, khi đó là vùng địch hậu và tiếp tục hoạt động. Chị làm giao liên, quân báo và y tá, phục vụ các cuộc chiến đấu của bộ đội và hy sinh anh dũng như đã kể ở trên. Có điều, việc người con gái trẻ thành hôn không được nhiều người biết đến. Theo những người dân ở Phù Linh bây giờ, người chồng của chị hình như vẫn còn sống ở huyện Đông Anh và vẫn hương khói cho người vợ mà cái tên đã “thành liệt sĩ, trên những hàng bia trắng giữa đồng”. ...Từ trên đỉnh Núi Đôi, tôi nhìn xuống cánh đồng hai làng Xuân Dục, Đoài Đông thuở trước. Một nghĩa trang liệt sĩ nằm ngay dưới chân núi, một đơn vị bộ đội đang đóng quân... Tất cả như vẫn còn đây câu chuyện tình yêu đã đi vào thơ ca và niềm xúc động của biết bao người. Này ngọn núi đã đi vào thi ca, này câu chuyện tình yêu lãng mạn mà cảm thương của người liệt nữ, ở đâu trên trái đất này còn cóá những câu chuyện của đời thường mà trở thành huyền thoại như thế?

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NS
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết