Đề bài : Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

TL

thuyết minh về đình làng quê hương em

HS
19 tháng 2 2018 lúc 12:57

Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng quê: cây đa, bến nước, sân đình…

Ngôi đình làng có thể được xem là "địa chỉ đỏ" của mỗi người, đặc biệt trong những dịp hội làng, hay mỗi khi có việc làng. Trong khuôn viên của ngôi đình thường có cây đa cổ thụ, bóngrâm mát, hồ senvà một khoảng sân vẫy gọi chim về làm tổ.

Lúc đầu, đình chỉ có chức năng như ngôi nhà lớn của cộng đồng, là nơi hội họp, nộp sưu thuế vànơi nghỉ cho khách lỡ đường. Về sau, triều đình phong kiến mới sắc phong cho những vị có công với nước làm Thành Hoàng làng (sống làm tướng, thác làm thần). Vì vậy đình kiêm chức năng nữa là thờ vị Thành Hoàng - người có công khẩn đất, lập làng.

Ngoài Thành Hoàng làng, tùy theo thực tế của làng, mỗi ngôi đình làng có thể thờ các vị thần, thánh khác do mỗi làng tôn thờ, hoặc việc thờ cúng các vị thần theo sắc phong của Nhà vua, tất cả đều được rước vào đình thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo niềm tin, niềm hy vọng của làng xã Việt Nam.

Việc vinh danh, tôn thờ những người có công to lớn đối với làng cùng với vị trí của nơi đặt đình làng và cách thức bày biện nội thất ngôi đình đã làm toát lên vai trò đây là nơi quan trọng bảo vệ, che chở cho mỗi làng trước các biến cố của tự nhiên và đời sống xã hội…

Cũng có thời kỳ, đình làng là trụ sở hành chính của chính quyền tựu trung đủ mọi lề thói từ rước xách hội hè, khao vọng quan trên, đón người đỗ đạt…

Đình làng gần như đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Bên cạnh đó, đình làng cũng là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy, đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam.
Đình thường cao ráo, thoáng mát, được dựng lên bằng những cột lim tròn, to và thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc được làm bằng gỗ lim, tường xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói múi hài 4 góc có 4 đầu đao cong vút lên như đuôi chim phượng uốn cong.Ngôi đình Việt Namcổ kính, trang nghiêm và là công trình kiến trúc văn hoá mang tính dân tộc. Kiến trúc đình làng vì vậy cũng mang đậm dấu ấn văn hoá độc đáo và tiêu biểu cho điêu khắc truyền thống.

Sân đình lát gạch, trước đình có hai cột đồng trụ vút cao, trên đình có một con nghê. Gian giữa có hương án thờ vị thần của làng. Chiếc trống cái được đặt trong đình để vang lên theo nhịp trống ngũ liên thúc giục người dân về đình tụ tập để bàn tính công việc của làng, của nước.

Vào ngày lễ tết, dân trong làng tới đình thắp hương tế lễ, cầu mong Thành Hoàng làng và trời đất phùgiúp mưa thuận gió hoà để mùa màng gặt hái thuận tiện và có nhiều phúc lành.

Tiết xuân về, giữa cảnh trí thiên nhiên thoáng đãng, ấm áp và thân thuộc; già, trẻ, gái, trai nô nức đến sân đình mở hội. Ngôi đình là nơi diễn ra các nghi lễ phong tục tập quán, trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, đánh đu, kéo co, thi thổi cơm… góp thêm hồn cho lễ hội và phát huy giá trị văn hóa địa phương, góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đánh thức quan niệm sống truyền thống nhân nghĩa, đức độ và hào hùng.

Lễ hội ở đình trở nên linh thiêng và có sức cộng cảm. Mọi khía cạnh đời thường được nâng lên không gian thiêng liêng.

Những người con xa xứ ai ai khi nhớ về quê hương đều không quên hình ảnh đình làng - chứng tích tâm hồn, nhân chứng lịch sử bởi đó cũng chính là một mảnh hồn quê…

Bình luận (0)
SH
15 tháng 12 2018 lúc 12:17

Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng quê: cây đa, bến nước, sân đình…

Ngôi đình làng có thể được xem là "địa chỉ đỏ" của mỗi người, đặc biệt trong những dịp hội làng, hay mỗi khi có việc làng. Trong khuôn viên của ngôi đình thường có cây đa cổ thụ, bóngrâm mát, hồ senvà một khoảng sân vẫy gọi chim về làm tổ.

Lúc đầu, đình chỉ có chức năng như ngôi nhà lớn của cộng đồng, là nơi hội họp, nộp sưu thuế vànơi nghỉ cho khách lỡ đường. Về sau, triều đình phong kiến mới sắc phong cho những vị có công với nước làm Thành Hoàng làng (sống làm tướng, thác làm thần). Vì vậy đình kiêm chức năng nữa là thờ vị Thành Hoàng - người có công khẩn đất, lập làng.

Ngoài Thành Hoàng làng, tùy theo thực tế của làng, mỗi ngôi đình làng có thể thờ các vị thần, thánh khác do mỗi làng tôn thờ, hoặc việc thờ cúng các vị thần theo sắc phong của Nhà vua, tất cả đều được rước vào đình thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo niềm tin, niềm hy vọng của làng xã Việt Nam.

Việc vinh danh, tôn thờ những người có công to lớn đối với làng cùng với vị trí của nơi đặt đình làng và cách thức bày biện nội thất ngôi đình đã làm toát lên vai trò đây là nơi quan trọng bảo vệ, che chở cho mỗi làng trước các biến cố của tự nhiên và đời sống xã hội…

Cũng có thời kỳ, đình làng là trụ sở hành chính của chính quyền tựu trung đủ mọi lề thói từ rước xách hội hè, khao vọng quan trên, đón người đỗ đạt…

Đình làng gần như đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Bên cạnh đó, đình làng cũng là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy, đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam.
Đình thường cao ráo, thoáng mát, được dựng lên bằng những cột lim tròn, to và thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc được làm bằng gỗ lim, tường xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói múi hài 4 góc có 4 đầu đao cong vút lên như đuôi chim phượng uốn cong.Ngôi đình Việt Namcổ kính, trang nghiêm và là công trình kiến trúc văn hoá mang tính dân tộc. Kiến trúc đình làng vì vậy cũng mang đậm dấu ấn văn hoá độc đáo và tiêu biểu cho điêu khắc truyền thống.

Sân đình lát gạch, trước đình có hai cột đồng trụ vút cao, trên đình có một con nghê. Gian giữa có hương án thờ vị thần của làng. Chiếc trống cái được đặt trong đình để vang lên theo nhịp trống ngũ liên thúc giục người dân về đình tụ tập để bàn tính công việc của làng, của nước.

Vào ngày lễ tết, dân trong làng tới đình thắp hương tế lễ, cầu mong Thành Hoàng làng và trời đất phùgiúp mưa thuận gió hoà để mùa màng gặt hái thuận tiện và có nhiều phúc lành.

Tiết xuân về, giữa cảnh trí thiên nhiên thoáng đãng, ấm áp và thân thuộc; già, trẻ, gái, trai nô nức đến sân đình mở hội. Ngôi đình là nơi diễn ra các nghi lễ phong tục tập quán, trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, đánh đu, kéo co, thi thổi cơm… góp thêm hồn cho lễ hội và phát huy giá trị văn hóa địa phương, góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đánh thức quan niệm sống truyền thống nhân nghĩa, đức độ và hào hùng.

Lễ hội ở đình trở nên linh thiêng và có sức cộng cảm. Mọi khía cạnh đời thường được nâng lên không gian thiêng liêng.

Những người con xa xứ ai ai khi nhớ về quê hương đều không quên hình ảnh đình làng - chứng tích tâm hồn, nhân chứng lịch sử bởi đó cũng chính là một mảnh hồn quê

CHÚ BẠN HỌC TỐThihi

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết