Bài viết số 3 - Văn lớp 8

PP

Thuyết minh kính đeo mắt

Thuyết minh hoa mai.

Không chép mạng nha các bạn

H2
4 tháng 12 2017 lúc 8:51

Thuyết minh kính đeo mắt

1. Mở bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt (Là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, ... có nhiều loại kính đeo mắt như: kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang).

2. Thân bài (Có thể giới thiệu theo thứ tự: nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, ...)
a. Nguồn gốc:
- Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260 nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha tin rằng kinh đeo mắt khiến họ trờ nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến như ngày nay.
- Kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy - băng để buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ quá. Mãi đến năm 1730 một chuyên gia quang học người Lôn - đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng.
- Danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 thợi thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt.
b. Cấu tạo (có thể chia làm 3 bộ phận: tròng kính, khung kính, gọng kính; có thể trình bày theo thứ tự: hình dáng, màu sắc, chất liệu (ưu điểm, hạn chế của từng loại chất liệu), công dụng của từng bộ phận):
- Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:
+ Mắt kính
+ Gọng kính
- Mỗi loại gọng lại có một ưu điểm riêng :
+ Gọng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc.
+ Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại.
+ Có một loại gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.
- Dù là nhựa hay kim loại thì tất cả các loại gọng đều có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để tạo vẻ đẹp riêng cho kính .
- Mắt kính chia làm hai loại: thủy tinh và nhựa
+ Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ
+ Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước
- Chọn lựa kính thì phải phụ thuộc vào yêu cầu sự dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.
c. Công dụng (theo từng loại kính):
- Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt;
- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
- Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời;
- Kính thời trang là vật trang điểm , tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;
3. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

Thuyết minh hoa mai.

I.MỞ BÀI

Giới thiệu: Hoa mai trong đời sống của người miền Nam, đặc biệt là trong những ngày Tết. (có thể dùng cách so sánh: miền Bắc: hoa đào, miền Nam: hoa mai)

II.THÂN BÀI

Nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo

- Xuất phát là một loại cây mọc dại ở trong rừng.

- Cây cao trên 2m, thân gỗ. chia thành nhiều nhánh.

- Lá nhỏ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, tán luôn xòe rộng.

2. Phân loại: Mai có nhiều loại:

- Mai vàng (hoàng mai): hoa mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng dọc theo cành. Cánh hoa mỏng, màu vàng, có mùi thơm kín đáo.

- Mai tứ quý (nhị độ mai): là loại mai vàng nở quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng hết ở giữa bông hoa còn lại 2,3 hạt nhỏ và dẹt màu đen bóng.

- Mai trắng (bạch mai): Hoa mới nở có màu hồng nhạt, sau chuyển sang trang, có mùi thơm nhẹ.

- Mai chiếu thủy: hoa nhỏ, lá nhỏ mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát về đêm. Thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.

- Mai ghép: là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ nhiều loại mai: hoa to, nhiều lớp, nhiều cánh, nhiều mùi. Được trồng trong các chậu sứ lớn, rất khó chăm sóc.

Cách chăm sóc mai:

- Mai vàng là cây cảnh ưa sáng. Khi trồng nên chọn vị trí có ảnh sáng thật nhiều (ánh nắng trực tiếp) có từ 6 giờ chiếu sáng trở lên, nếu trồng ở sân thượng thì bảo đảm yêu cầu về ánh sáng.

- Trồng ở ban công thì thích hợp hơn ở hướng chính đông hoặc chính tây (có từ bốn giờ chiếu sáng trở lên). Cây mai sản xuất lớn thỉ người ta trồng ở vùng rộng lớn, cánh đồng có ánh nắng trực tiếp cả ngày.

- Bổ sung đất phân, thay đất, cắt rễ già, tỉa cành, tỉa hoa, nụ, quả cho mai vàng: Trồng cây mai trong chậu thoát nước tốt: dưới đáy chậu bỏ một lớp cát xây, vỏ trấu chưa đốt, đá dăm nhỏ, miếng sành, sứ,.. để nước mưa hay nước tưới cho cây mai khi quá nhiều sẽ thoát ra ngoài dễ dàng vì cây mai cần đủ ấm nhưng không chịu được ngập, úng lâu ngày.

- Bổ sung đất phân trên mặt chậu (tiến hành hàng năm): Lấy 5 -»10 cm đất mặt

Đất chậu bỏ đi, bổ sung vào bằng hỗn hợp đất phân trồng mai theo công thức: 30% phân hữu cơ (phân bò, dê) + 30% đất phù sa + 40% phân trấu, rơm rạ, xơ dừa.... Công

Thức này có thể vận dụng theo nguyên liệu của từng địa phương sao cho phù hợp.

- Thay đất cho mai vàng: Xăm quanh chậu, kéo cây mai ra, cất bỏ rễ. bỏ đất phía dưới đáy (10 -20cm) và xung quanh (5 -> 10cm), 2 năm tiến hành một lần.

- Bỏ hỗn hợp đất phân trồng mai vào đáy chậu và xung quanh, làm sao để thấp hơn miệng chậu khoảng 5cm đế tưới nước và bố sung phân bón sau này. Hỗn hợp đất phân trồng mai: 30% phàn hữu cơ (phân bò, dê) + 30% đất phù sa + 40% phân hữu, rơm rạ, xơ dừa,...

- Dùng hóa chất kích thích ra rễ và nẩy mầm như Atonik, KTR,..pha nồng

1/1000 tưới đẫm vào chậu mai sau khi đã vào đất phân đầy đủ.

- Tỉa cành, tỉa hoa, nụ và quả cho mai vàng: Tỉa lại cành cho cây mai có tán cân đối, cắt ngắn lại những cành vượt ở tán và cắt bỏ những chồi vượt trong thân. Tỉa hết hoa, nụ và quả.

- Cây mai ưa nước sạch, không chịu được nước nhiễm chua phèn, mặn.

- Cây mai ưa ẩm vì vậy phải được tưới nước hàng ngày trừ những ngày mưa to.

- Nếu ta thấy trời mưa lâm râm, cứ nghĩ cây đủ nước nên không tưới, cây Mai dễ bị khô lá, lá bị vàng ở đầu ngọn và tuổi thọ của lá mai sẽ bị ngắn dần. Việc này nếu xảy ra nhiều lần trong năm sẽ làm câv mai không giữ được lá đến 12 tháng để đợi chúng ta lặt lá và ra hoa tập trung. Do đó cây mai sẽ ra hoa lác đác từ tháng 9 -» 12 âm lịch. Vì vậy cây mai sẽ không nở được tập trung, ít hoa.

- Đoán ngày lặt lá cho mai sẽ ra hoa đúng tết Nguyên đán. Đây là một việc làm mang tính đòi hỏi sự cảm nhận, kinh nghiệm của người trồng và chơi mai.

- Lặt lá mai phụ thuộc vào thời tiết (lập xuân), loại mai 5,9,12 cánh,.... cây mai khỏe hay yếu, tập tính của từng cây mai được trồng, chăm sóc của riêng từng gia đình, được đặt ở những vị trí của riêng từng nhà,...

- Trước tiết lập xuân trời lạnh, sau tiết lập xuân trời ấm, kết hợp với theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày để quyết định ngày lặt lá mai, bản thân cứ mạnh dạn quyết định vài lần để tự rút ra kinh nghiệm. Thông thường: mai 12 cánh (mai tai g ao) lặt lá từ 25/11 đến 5/12 Âm lịch. Mai 5 cánh đến 9 cánh lặt lá từ 5 ->10/12 Âm lịch. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nụ mai lớn, nhỏ, lá mai già hay xanh để quyết định ngày lặt lá. Lặt lá mai là một việc làm hết sức tỉ mì, thận trọng, cân nhắc trải qua những tâm trạng hồi hộp, lo lắng, phấn khởi, hy vọng, thất vọng... thật hết sức thú vị.

Ý nghĩa của hoa mai

- Sau khi đưa ông Táo về trời (23 tháng chạp), các nhà vườn bứng nguyên gốc mai cho vào chậu đem về các chợ hoa xuân ở thành phố để bán hoặc khách có đi đến tận vườn để mua.

- Trong những ngày Tết hầu như nhà nào cũng mua hoa mai về trưng, vừa trang trí cho đẹp nhà vừa cầu tụng may mắn. Nếu hoa mai nở rộ vào sáng mùng I Tết, gia chủ sẽ rất vui. Nếu trong 3 ngày Tết mà hoa mai chưa nở hoặc đã tàn thì gia chủ cảm nhận khó thấy được niềm vui được trọn vẹn.

III.KẾT BÀI

- Cây mai được xếp vào hàng “tứ quý” được vê trong bộ tranh “tứ bính” đại diện cho 4 mùa: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai biểu tượng cho mùa xuân.

- về mặt ý nghĩa, cây hoa mai còn tượng trưng cho dáng vẻ thanh mảnh, phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam.


Bình luận (0)
PD
9 tháng 12 2017 lúc 8:21

Thuyết minh mắt kính

Xung quanh ta có vô vàn thứ tiện ích mà ko thể thiếu trong cuộc sống này.Thế mà ta không nhận ra nhưng ngày ngày chúng luôn mang cho ta bao lợi ích.Một trong số đó có chiếc mắt kính, là một người bạn tận tâm của đôi mắt ta, hỗ trợ mắt ta và làm đẹp ta hơn.

Chiếc kính đầu tiên của loài người chỉ đơn giản là một thấu kính bằng thạch anh, đc phát hiện ở i-ran.Tuy nhiên chiếc kính thực sự có ở năm 1260 ở Ý.Và được lan ra rộng rãi khắp châu âu và Trung Quốc vào cuối thế kỉ 12.Từ chiếc kính đeo mắt , ông Rodger Becon đã phát minh ra kính lúp.Đến năm 1784, một chiếc kính khác lại ra đời chính là kính hai tiêu điểm. Với thời xưa, thì kính chính là biểu tượng của một giai cấp quý tộc và có học thức.Và đến những năm tiếp theo, lại có thêm loại kính nữa là loại có 2 mắt kính đc nối với nhau bằng gọng cứng và có dây qua tai.Vào năm 1730, xuất hiện gọng kính với mục đích giúp kính chắc chắn hơn.Đến năm 1887, một thợ thuỷ tinh người đức tên là Muller đã sáng chế ra kính áp tròng.

Kính mắt có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là gọng,tròng và giá đỡ.Gọng kính chính là khung và là bộ phận nâng đỡ tròng kính.Được làm bằng kim loại chống gỉ hoặc nhựa dẻo.Gọng kính gồm hai phần trước và sau.Phần trước nâng đỡ tròng và giữ tròng vững trước mắt.Còn phần sau thì gá kính ở vành tai, phần cuối ở phần sau đc uốn cong ở vành tai.Kế đó là tròng đc làm bằng nhựa dẻo thay cho thuỷ tinh trước đây, vì tránh đc khúc xạ, tia UV, nhẹ hơn va có tiêu chuẩn tốt hơn thuỷ tinh , nhưng dễ bị xước.Tròng đc gắn chặt vào gọng nhờ một sợi dây cước trắng và ốc vít nhỏ.Và cuối cùng là giá đỡ, là hai miếng nệm cao su gác lên sóng mũi.

Hiện nay có nhiều loại kính khác nhau như kinh mát, kính râm , kính bơi… Với nhiều mục đích khác nhau như kính thuốc dùng cho những người có tật về mắt ( loạn thị, cận thị,viễn thị,lão thị) nhằm bảo vệ mắt hoặc tăng thị lực cho những người bị bệnh về mắt.Kính râm hoặc mát nhằm che mắt khi ra ngoài trời.Kính bảo vệ nhằm hạn chế dị vật, mảnh vỡ vào mắt hoặc tránh tia bức xạ hoặc tia cực tím vào mắt.Kính thời trang nhằm khiến ta đẹp hơn.

Để phát huy tốt khả năng của mắt kính ta cần có cách sử dụng và bảo quản đúng cách.Khi sử dụng kính cần mở bằng hai tay nhẹ nhàng.Sử dụng xong cần vệ sinh lau chùi sạch sẽ, có thể rửa kính bằng nước sạch hoặc vệ sinh bằng bình xịt kính có chứa chất tẩy sạch.Nên cất kính trong hộp hoặc những nơi ko có vật nặng đè lên.Không nên sử dụng kính khi tập thể dục, thể thao đặc biệt thể thao nặng.Và ko nên làm kính trầy xước vì khó khôi phục, mất nhiều thời gian và tiền của.Đối với kinh có tròng bằng thuỷ tinh nên bảo quản kĩ vì dễ bị vỡ.

Qua cấu tạo và công dụng của kính cho thấy kính là một vật thiết yếu và quan trọng đối với nhiều người.Không chỉ là cửa số tâm hồn thứ hai và còn là người bạn của rất nhiều người.Vì thế chúng ta nên trân trọng và bảo vệ mắt kính

p/s bài này mik tự làm cảm nhiều thiếu sót thông cảm cho mik nhen

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PD
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết