Ôn tập học kỳ II

TL

Thêm dần dung dịch KOH 33,6% vào 40,3 ml dung dịch HNO3 37,8% ( D = 1,24 g/ml ) đến khi trung hòa hoàn toàn , thu được dung dịch A . Hạ nhiệt độ về 0oC thu được dung dịch B có nồng độ 11,6% và khối lượng muối tách ra là m gam

a) Tính m

b) Dung dịch B là dung dịch bão hòa hay chưa bão hòa

MD
15 tháng 5 2017 lúc 20:54

PTHH: \(KOH+HNO_3\rightarrow KNO_3+H_2O\)

mdd của HNO3= 1,24.40,3=50 gam

=> mHNO3 = \(\dfrac{50.37,8}{100}=18,9gam\) ( đây là khối lượng chất tan HNO3)

=> \(n_{HNO_3}=\dfrac{18,9}{63}=0,3mol\)

theo PTHH => \(n_{KOH}=0,3mol\)

=> \(m_{KOH}=0,3.56=16,8gam\)

=> khối lượng dung dịch KOH tham gia phản ứng:

\(\dfrac{16,8}{33,6}.100=50gam\)

=> Tổng khối lượng dung dịch sau phản ứng là

50 + 50 =100 gam dung dịch

Theo PTHH=> \(n_{KNO_3}=0,3mol=>m_{KNO_3}=0,3.101=30,3gam\)

Khi hạ nhiệt độ của dung dịch về 00C thì thu được dd có nồng độ 11,6 % nên ta có:

\(\dfrac{30,3-m}{100-m}.100\%=11,6\%\)

Giải phương trình trên ta nhận được m=21,15 gam

vậy m= 21,15 gam

b) Dung dịch B là dung dịch đã bão hòa !

Bình luận (1)
MT
15 tháng 5 2017 lúc 20:54

a) \(n_{HNO_3}=\dfrac{37,8\left(40,3\cdot1,24\right)}{100\cdot63}=0,3\left(mol\right)\)

KOH + HNO3 \(\rightarrow\)KNO3 + H2O

0,3-----0,3----------0,3

\(m_{ddKOH}=\dfrac{56\cdot0,3\cdot100}{33,6}=50\left(g\right)\)

\(m_{ddHNO_3}=40,3\cdot1,24=50\left(g\right)\)

\(m_{KNO_3}=0,3\cdot101=30,3\left(g\right)\)

Dựa vào đề bài ta có phương trình :

\(\dfrac{30,3-m}{\left(50+50\right)-m}=\dfrac{11,6}{100}\Rightarrow m=21,15\left(g\right)\)

b) Dung dịch B là dung dịch bão hòa ở 0oC

Bình luận (3)
H24
15 tháng 5 2017 lúc 20:58

KOH + HNO3 \(\rightarrow\) KNO3 + H2O

a/ Trung hòa hoàn toàn => dd A là dd KNO3

Có : mdd HNO3 = D . V = 1,24 . 40,3 = 49,972(g)

=> mHNO3 = \(\dfrac{m_{dd}.C\%}{100\%}=\dfrac{49,972.37,8\%}{100\%}=18,89\left(mol\right)\)

=> nHNO3 = 18,89/63 = 0,3(mol)

Theo PT => nKNO3 = nHNO3 = 0,3(mol)

=> mKNO3(ban đầu) = 0,3 . 101= 30,3(g)

Theo PT => nKOH = nHNO3 = 0,3(mol)

=> mKOH = 0,3 . 56 = 16,8(g)

=> mdd KOH = \(\dfrac{m_{ct}.100\%}{C\%}=\dfrac{16,8.100\%}{33,6\%}=50\left(g\right)\)

Theo ĐLBTKL :

mdd sau pứ = mdd KOH + mdd HNO3 = 50 + 49,972=99,972(g)

Khi hạ nhiệt độ xuông 0 độ C thu được dd B là dd KNO3 11,6%

=> mKNO3 /B = mKNO3(ban đầu) - mmuối tách ra = 30,3 - m (g)

=> mdd B = mdd sau pứ - mmuối tách ra = 99,972 - m(g)

Có : C%dd B = \(\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\%=11,6\%\)

=> \(\dfrac{30,3-m}{99,972-m}=0,116\)

Giải ra m = 21(g)

b) dd B là dd bão hòa vì có một lượng muối tách ra chứng tỏ dd B không thể hòa tan thêm chất tan.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết